Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 3: Bài tập thực hành hình chiếu của vật thể theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 8 bài 3: Bài tập thực hành: Hình chiếu của vật thể được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu

- Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ.

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng đọc và vẽ được các hình chiếu trong bài thực hành.

3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các khối hình học trong thực tế.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

Tích hợp theo đặc trưng bộ môn, bài dạy: Tích hợp môn hình học không gian, vẽ kĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:- Máy chiếu

- Mô hình bài 3, các mẫu kết quả của bài thực hành

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, dụng cụ và vật liệu, phiếu học tập (như đã thông báo).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện, Kĩ thuật dạy học

A. HĐ khởi động

n/c tình huống. và hđ nhóm

đặt câu hỏi học tập hợp tác

B. HHHT kiến thức

hđ nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp.

đặt câu hỏi học tập hợp tác, hđ cặp đôi

C. HĐ luyện tập

hđ cặp đôi, hđ cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp, đặt câu hỏi học tập hợp tác

D. HĐ vận dụng

nêu vấn đề và gqvđ

câu hỏi, hợp tác

E. HĐ tìm tòi, mr

nêu vấn đề và gqvđ, đặt câu hỏi, hợp tác

2. Tổ chức các hoạt động

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu: huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi:

+ Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất chung?

+ Một bản vẽ kĩ thuật có những tiêu chuẩn chung nào?

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao

- Học sinh trả lời kết quả làm việc của mình.

- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành

1. Mục tiêu:- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu

Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ

2. Phương thức thực hiện: hđ cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm

5. Tiến trình hoạt động - GV cho học sinh đọc kĩ nội dung bài 3 SGK/13 hoạt động cặp đôi 3 phút chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và các hướng chiếu bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

- GV chiếu hình 3.1 để Hs quan sát trả lời.

+ Hình chiếu 1 tương ứng với hướng chiếu nào? (Hướng B)

+ Hình chiếu 2 tương ứng với hướng chiếu nào? (Hướng C)

+ Hình chiếu 3 tương ứng với hướng chiếu nào? (Hướng A)

+ Hướng chiếu A tương ứng với tên gọi hình chiếu nào?

+ Hướng chiếu B tương ứng với tên gọi hình chiếu nào?

+ Hướng chiếu C tương ứng với tên gọi hình chiếu nào?

- Đại diện cặp đôi trả lời, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn tổng hợp kiến thức và đưa ra kết luận.

I. Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành: (7 phút)

- Hình chiếu 1: Hình chiếu bàng.

- Hình chiếu 2: Hình chiếu cạnh

- Hình chiếu 3: Hình chiếu đứng.

Bảng 3.1

A

B

C

1

x

2

x

3

x

- Hs: + HCB nằm dưới HCĐ

+ HCC nằm bên phải HCĐ.

- Hs: Dùng thước đo và vẽ các hình chiếu đứng vị trí trên bản vẽ kĩ thuật.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành và cách trình bày bài làm (Báo cáo thực hành).

1. Mục tiêu:- Hs biết cách làm và trình bày bài vào giấy A4

Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ

2. Phương thức thực hiện: hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm

5. Tiến trình hoạt động :

- GV nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 để dọc:

- Bố trí phần trả lời câu hỏi và phần vẽ hình

Chú ý cách vẽ các đường nét:

+ Nét liền đậm: áp dụng vẽ cạnh thấy, đường bao thấy.

+ Nét liền mảnh: Áp dụng vẽ đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch.

+ Nét đứt: Áp dụng vẽ cạnh khuất, đường bao khuất

+ Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng

- GV kẻ khung vẽ, khung tên và ghi nội dung trong khung tên lên bảng

II. Hướng dẫn thực hành và cách trình bày bài làm (Báo cáo thực hành). (7 phút)

- Làm trên khổ giấy A4 để dọc

- Hình vẽ ở trên còn bảng biểu ở dưới.

Chú ý cách vẽ các đường nét:

+ Nét liền đậm: áp dụng vẽ cạnh thấy, đường bao thấy.

+ Nét liền mảnh: Áp dụng vẽ đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch.

+ Nét đứt: Áp dụng vẽ cạnh khuất, đường bao khuất

+ Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng

C. Hoạt động luyện tập:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu: Vận dụng KT đã học vào làm bài tập

2. Phương thức thực hiện: hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm

5. Tiến trình hoạt động :

- GV yêu cầu Hs làm bài cá nhân theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Vẽ và sắp xếp các hình 1; 2; 3 theo đúng vị trí qui định trên bản vẽ

- Nhắc nhở học sinh lưu ý khi vẽ chia làm 2 bước:

+ Bước vẽ mờ: Vẽ bằng nét liền mạch có chiều rộng khoảng 0,25mm

+ Bước tô đậm: Sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai sót, rồi tô đậm, chiều rộng nét dậm khoảng 0,5mm.

+ Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỷ lệ.

- Gv theo dõi cá nhân làm việc, hướng dẫn các học sinh yếu kém phân tích vật thể và vẽ các hình chiếu khi cần thiết.

- Gv theo dõi thời gian, treo bản vẽ mẫu phóng to cho học sinh quan sát.

- Gv tổ chức cho các nhóm, cá nhân tự đánh giá bài thực hành của mình.

- Đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào bài thực hành theo đúng vị trí các hình chiếu.

- GV thu một số bài thực hành của Hs về chấm điểm.

Tổ chức thực hành:

(23 phút)

*Lưu ý khi vẽ chia làm 2 bước:

+ Bước vẽ mờ: Vẽ bằng nét liền mạch có chiều rộng khoảng 0,25mm

+ Bước tô đậm: Sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai sót, rồi tô đậm, chiều rộng nét dậm khoảng 0,5mm.

+ Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỷ lệ.

D. Hoạt động vận dụng: 3’

Mục tiêu: vận dụng kiến thức vào thực tế

Phương thức thực hiện: HS làm việc cặp đôi.

Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của các cặp hs

Phương án kiểm tra, đánh giá: HS trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá.

Tiến trình hoạt động

- Hãy sử dụng khổ giấy A0 để chia thành các khổ giấy A1, A2, A3, A4.

Giáo án Công nghệ 8 

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Biết mối liên quan giữa hướng chiếu, hình chiếu.
  • Biết cách bố trí hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật.

2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật.

3. Thái độ: Làm việc nghiêm túc, khoa học.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mô hình vật thể.

2. HS: Các loại đồng dùng cho môn vẽ kĩ thuật.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp: (1 phút)

8A1:…………………………………….............

8A2:…………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Nêu khái niệm về hình chiếu?
  • Nêu tên các hình chiếu và vị trí của chúng trên bản vẽ kĩ thuật?

3. Đặt vấn đề: (1 phút) - Trên thực tế vật được kết cấu bởi ba chiều và dạng khối. Như vậy để thể hiện hình chiếu của vật thể trên bản vẽ chúng ta thể hiện hình chiếu của các khối tạo nên vật thể đó.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài thực hành (10 phút)

- HS đọc bài.

- Cho HS đọc mục tiêu, nội dung, trình tự tiến hành.

Giáo án Công nghệ 8 bài 3: Bài tập thực hành: Hình chiếu của vật thể

Hoạt động 2: Tổ chức thực hành (20 phút)

- HS làm thực hành theo sự hướng dẫn của GV.

- HS làm bài theo từng cá nhân

- Hướng dẫn HS trình bày bài làm trên giấy vẽ.

Lưu ý: khi vẽ chia làm 2 bước:

+ Bước vẽ mờ: chiều rộng nét vẽ khoảng 0.25mm.

+ Bước tô đậm: chiều rộng nét vẽ đậm khoảng 0.5mm.

- Bố trí phần trả lời câu hỏi và phần hình vẽ.

- GV quan sát HS làm bài.

- Hướng dẫn HS làm bài nếu cần

Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá, hướng dẫn về nhà (8 phút)

- HS đổi bài và tự đánh giá.

- Cho HS đổi bài trong từng bàn.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành.

- Đánh giá bài thực hành.

- Cho Hs Xem trước bài 4.

5. Ghi bảng:

I. Chuẩn bị:

  • Dụng cụ vẽ: Thước, êke, ..
  • Vật liệu: giấy vẽ khổ A4, bút chì, giấy nháp…
  • Đọc trước phần có thể em chưa biết trang 11/SGK.

II. Nội dung:

  • Hoàn thành bảng 3.1.
  • Vẽ lại hình chiếu cho đúng vị trí.

III. Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Đọc nội dung bài thực hành.
  • Bước 2: Làm bài trên giấy khổ A4.
  • Bước 3: Kẻ bảng 3.1 và hoàn thành bảng 3.1.
  • Bước 4: Vẽ lại hình chiếu.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 3: Bài tập thực hành hình chiếu của vật thể theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm