Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức: Sau khi học xong, học sinh cần:

- Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.

- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

- Rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp kiến thức.

- Rèn kĩ năng làm việc cá nhân, cặp đôi, làm việc theo nhóm.

- Phát triển kĩ năng quản lí, hợp tác, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng trước đông người.

2- Về năng lực:

-Năng lực giao tiếp,quan sát, hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết.

3- Về phẩm chất:

- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác. Cẩn thận chính xác khi làm việc.

- Yêu thích môn học.

- Có ý thức sử dụng điện một các an toàn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể.

- Video về vai trò của điện năng.

- Các hình 33.4; 33.5 trong SGK.

- Phiếu học tập.

2- Học sinh:

- Tìm hiểu bài mới.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà mà giáo viên giao cho: Tìm hiểu về các nguyên nhân gây tai nạn điện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 7’

Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.

Nội dung: Tổ chức trò chơi theo nhóm.

Sản phẩm: Các nhóm kể được các vai trò của điện năng thông qua việc quan sát video:

Tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp làm 4 nhóm.

+ Tổ chức trò chơi: Nhóm nào nhớ nhiều nhất về vai trò của điện năng trong đoạn video trên.

Các nhóm xem video, ghi nhớ và liệt kê ra phiếu học tập các tác dụng của điện năng. Trong vòng 2 phút , nhóm nào nhớ được nhiều nhất và ghi chính xác sẽ là nhóm chiến thắng.

+ Hết thời gian, giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình bằng máy chiếu vật thể. Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

+ Giáo viên đưa ra kết luận.

GV nhấn mạnh: Vai trò của điện năng đối với đời sống và sản xuất của con người là vô cùng quan trọng. Nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở lên văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên nếu khi sử dụng và sửa chữa điện không cẩn thận sẽ gây ra một số tác hại. Theo e đó là những tác hại nào?

HS: Có thể bị thương, chết người, gây hỏa hoạn,..

+ GV đưa ra các hình ảnh về tác hại của tai nạn điện (sử dụng máy chiếu đa năng) để dẫn dắt vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện. 15’

Mục tiêu: HS phải biết được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

Nội dung: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà mà giáo viên giao cho và cử đại diện nhóm lên báo cáo.

Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

-Giáo viên yêu cầu lớp trưởng nhắc lại nhiệm vụ mà GV giao cho ở tiết trước và báo cáo sự chuẩn bị của các nhóm.

-GV nhận xét tinh thần chuẩn bị của các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo:

+ Mời đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình. Yêu cầu các nhóm còn lại nghe và nhận xét, đóng góp ý kiến.

Gv nhận xét chung.

? Qua kết quả tìm hiểu em thấy tai nạn điện xảy ra do các nguyên nhân nào?

Gv nhận xét đồng ý với phần trả lời của học sinh.

GV cung cấp thêm một số thông tin về điện áp bước (trên silde).

* Thực hiện nhiệm vụ:

-Lớp trưởng báo cáo.

-Đại diện lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình, nhóm khác lắng nghe để góp ý kiến.

I. Vì sao xảy ra tai nạn điện?

+ Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.

+ Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

+ Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

Hoạt động 2:Tìm hiểu một số biện pháp an toàn điện

Mục tiêu: Hs biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống

Nội dung: Quan sát hình 33.5; 33.5 kết hợp thông tin hoàn thành các phiếu học tập.

Sản phẩm: Phiếu hoạt động nhóm và hoạt động cặp đôi.

*Phiếu hoạt động cặp đôi:

* Phiếu hoạt động nhóm:

Câu 1: Hãy điền dấu X vào cột Đúng hoặc cột Sai sao cho thích hợp:

Câu hỏi

Đúng

Sai

1.Trước khi sửa chữa điện cần phải cắt nguồn điện như: Rút phích cắm điện; rút nắp cầu chì hoặc cắt cầu dao, cầu chì tổng.

2. Khi sửa chữa điện của mạng điện chỉ cần rút nắp cầu chì

3. Khi sửa chữa điện của mạng điện chỉ cần cắt cầu dao hoặc aptomat tổng

Câu 2: Điền tên, công dụng các dụng cụ an toàn điện .

Các dụng cụ

Công dụng

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình 33.4 để làm bài tập sau vào phiếu học tập trong vòng 4 phút.

GV quan sát phát hiện khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

GV tổ chức để các nhóm báo cáo sản phẩm, bằng cách chiếu trên máy chiếu vật thể.

Yêu cầu nhóm khác quan sát chú ý, nhận xét và bổ sung nếu có.

Gv nhận xét và chốt kiến thức, yêu cầu nhóm chưa đúng sửa vào vở của mình.

Qua kết quả thảo luận của các nhóm em hãy nêu lại một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện.

* Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh hoạt động nhóm :

-Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, thống nhất và chốt kiến thức trong nhóm.

-Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận bằng cách chiếu trên máy chiếu vật thể.

- Các cặp khác quan sát chú ý, nhận xét và bổ sung nếu có

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình 33.4 để làm bài tập sau vào phiếu học tập trong vòng 4 phút.

GV quan sát phát hiện khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

GV tổ chức để các nhóm báo cáo sản phẩm, bằng cách chiếu trên máy chiếu vật thể.

Yêu cầu nhóm khác quan sát chú ý, nhận xét và bổ sung nếu có.

Gv nhận xét và chốt kiến thức, yêu cầu nhóm chưa đúng sửa vào vở của mình.

Qua kết quả thảo luận của các nhóm em hãy nêu lại một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện.

* Thực hiện nhiệm vụ:

HS nhắc lại một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện.

Học sinh hoạt động nhóm :

-Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, thống nhất và chốt kiến thức trong nhóm.

-Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận bằng cách chiếu trên máy chiếu vật thể.

- Các cặp khác quan sát chú ý, nhận xét và bổ sung nếu có

II. Một số biện pháp an toàn điện

1. Một số nguyên tắc nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện

Phiếu số 1:

+ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện: Hình 33.4 a

+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: Hình 33.4c

+ Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện: Hình 33.4b

+ Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp: Hình 33.4d

2. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện. SGK

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: Củng cố kiến thức về an toàn điện thông qua bài tập.

Nội dung: Học sinh làm bài tập (Học sinh hoạt động cá nhân vào vở bài tập).

Sản phẩm:

Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Tai nạn điện xảy ra thường do các nguyên nhân nào?

Câu 2: Để đảm bảo an toàn điện cần có các biện pháp gì?

- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ trả lời. thảo luận nhóm

- Giáo viên…q/s hd

- Dự kiến sản phẩm…

+ Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

+ Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

+ Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.

*Báo cáo kết quả theo nhóm

*Đánh giá kết quả nhóm nx d/g

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’

Mục tiêu: một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện dòng điện truyền qua những bộ phận nào của cơ thể là nguy hiểm

Nội dung: Hoạt động cặp đôi

Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu…

? Hãy kể tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà em biết.

? Theo em khi dòng điện truyền qua những bộ phận nào của cơ thể là nguy hiểm nhất? Vì sao?

- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ trả lời. thảo luận nhóm

- Giáo viên…q/s hd

- Dự kiến sản phẩm… Dòng điện đi qua các cơ quan như não, tim, phổi của cơ thể là quan trọng nhất. Vì đây là những cơ quan chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chỉ huy sự sống của cơ thể người.

*Báo cáo kết quả: theo nhóm cặp đôi cho một cặp đôi b/c các đôi khác nx

*Đánh giá kết quả: các đôi khác nx

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

Dặn dò:

-GV yêu cầu HS về nhà học bài và đọc trước bài mới cho tiết học sau.

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Biết các biện pháp an toàn điện năng.
  • Hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện các biện pháp an toàn điện.

3. Thái độ:

  • Tác phong làm việc theo qui trình.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các trường hợp gây ra tai nạn điện.

2. HS: Các tai nạn điện mà em từng biết và cách xử lí hậu quả.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Nêu quá trình sản xuất điện năng của nhà máy thủy điện?
  • Nêu quá trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện?
  • Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Cho ví dụ.

3. Đặt vấn đề: Từ xa xưa khi chưa có điện, con người bị chết do dòng điện sét. Ngày nay khi con người sản xuất ra điện, con người bị chết do bị điện giật càng nhiều hơn, và đa số là ở dòng điện hạ áp. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện:

- HS thảo luận theo nhóm, từng nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét.

(Khi đóng cắt dòng điện có cường độ lớn, chỗ tiếp xúc thường phát sinh tia lửa điện gây bỏng, cháy)

(Trèo lên cột điện cao áp, lấy sào tre chọc dây điện cao áp,…. Đối với trường hợp này tuy chưa chạm trực tiếp vào dây nhưng với một khoảng cách nào đó điện phóng qua không khí giật ngã hoặc cháy cơ thể.)

- HS thảo luận nhóm trả lời.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tiến hành thảo luận nhỏ trình bày ý kiến của mình.

- Tránh sự rò điện.

- HS chú ý lắng nghe.

- Kết hợp tranh ảnh, khai thác kinh nghiệm của hs trong cuộc sống, GV hướng dẫn hs nêu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

- Cho HS thảo luận theo từng nhóm để tìm ra nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.

- Gọi từng nhóm trả lời, mỗi nhóm ít nhất 3 nguyên nhân và các nhóm sau không được trùng với nhóm trước.

- GV giải thích hiện tượng phóng điện và lấy thêm ví dụ để HS dễ hiểu hơn.

→ GV kết luận chung về nguyên nhân gây tai nạn điện.

→ GV mở rộng:

- Điện giật là do dòng điện tác dụng đến hệ thần kinh và cơ bắp-> người bị điện giật sẽ chết trong tình trạng ngạt thở và co giật.

- Người da mỏng và da dày, da khô, da ẩm ướt da nào dễ bị điện giật hơn?

- Tại sao cần phải che chắn các cầu dao, cầu chì?

- Giải thích điện áp bước…

→ Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị điện giật: cường độ dòng điện, thời gian dòng điện, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, điện trở người, hiện điện thế an toàn, ….

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện:

- HS quan sát tranh

- HS thảo luận điền vào chỗ trống.

Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện

- Phải cắt nguồn điện và treo biển báo.

- HS tìm các dụng cụ cách điện.

- Từ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra một số biện pháp an toàn điện trong khi sử dụng điện.

- Hướng dẫn HS quan sát tranh (H33.4).

- Cho HS điền vào chỗ trống trong SGK cho phù hợp với các biện pháp an toàn điện.

→ GV giải thích thêm phần nối đất và nối dây trung hòa cho các đồ dùng điện

- Khi sửa chữa điện cần lưu ý điều gì?

- Kể tên một số dụng cụ an toàn điện mà em biết?

Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK?

- Học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bài mới bài thực hành.

5. Ghi bảng:

I. Vì sao xảy ra tai nạn điện:

  • Chạm trực tiếp vào vật mang điện.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
  • Đến gần dây điện đứt rơi xuống đất.

II. Một số biện pháp an toàn điện:

1. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện:

  • Cách điện dây dẫn điện.
  • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
  • Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.
  • Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện:

  • Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện và treo biển báo.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện khi sửa chữa như găng tay, giày, thảm cách điện…..

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 33: An toàn điện theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm