Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh:

1- Về kiến thức:

- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

- Sơ cứu được nạn nhân.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất:

- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.

- Giữ gìn vệ sinh phòng thực hành nhằm bảo vệ môi trường sạch sẽ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ cho giảng dạy.

- Vật liệu: Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.

- Dụng cụ: Bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện

- Đồ dùng điện như bàn là. quạt điện gồm cả hai loại không bị rò điện và có bị rò điện ra vỏ.

2- Học sinh:

- Nghiên cứu bài

- HS chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III bài 34, 35.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân cho HS.

Nội dung: Hoạt động cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

? Hãy kể tên các dụng cụ an toàn điện mà em biết.

? Tại sao phải sử dụng các dụng cụ an toàn điện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.

- GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trả lời câu hỏi của GV.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

HĐ 1: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện.: 15’

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cấu tạo, vật liệu chế tạo, cách sử dụng của các dụng cụ bảo vệ an toàn điện

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:

? Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, vật liệu chế tạo, cách sử dụng của các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

HĐ 2: Tìm hiểu về bút thử điện: 15’

1. Mục tiêu: Nắm được cấu tạo, nguyên lí làm việc, cách sử dụng bút thử điện.

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày miệng.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình ảnh bút thử điện, mẫu vật bút thử điện thật, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Cấu tạo của bút thử điện gồm những bộ phận nào.

? Hãy nêu nguyên lí làm việc của bút thử điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV theo dõi HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát GV làm mẫu sử dụng bút thử điện, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? Khi sử dụng bút thử điện cần tiến hành như thế nào.

? Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng

- GV sử dụng bút thử điện để kiểm tra xác định dây pha của mạch điện để làm mẫu cho HS quan sát.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu, sau đó thực hiện cá nhân:

? Hãy dùng bút thử điện để xác định đâu là dây pha của mạch điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân: Sử dụng bút thử điện để kiểm tra mạch điện

- GV hướng dẫn HS thực hiện.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.

*Đánh giá kết quả:

- HS khác nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

I/ Chuẩn bị:

(SGK)

II/ Nội dung và trình tự thực hành

1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

a. Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su….

b. Ghi kết quả vào báo cáo thực hành.

2. Tìm hiểu về bút thử điện.

a. Cấu tạo: Gồm:

+Đầu bút gắn liền với thân bút.

+Điện trở.

+Đèn báo.

+Lò xo.

+Nắp bút.

+Kẹp kim loại.

b. Nguyên lí làm việc.

(SGK)

c. Sử dụng bút thử điện.

- Khi thử, tay cầm bút phải chạm vào cái kẹp kim loại ở nắp bút. Chạm đầu bút vào chỗ cần thử điện, nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện.

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về bút thử điện.

Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? Mô tả cấu tạo của bút thử điện? Trong đó bộ phận nào là quan trọng nhất, vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’

Mục tiêu: nắm vững kiến thức về dụng cụ an toàn điện từ đó có thể vận dụng vào thực tế; Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về dụng cụ an toàn điện.

Nội dung: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Trình bày miệng; Phiếu học tập cá nhân.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

- Dự kiến sản phẩm: Vì khi để tay vào kẹp bút thì mới tạo được mạch điện khép kín thì khi đó đèn mới sáng được.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập cá nhân:

? Kể tên các dụng cụ bảo vệ an toàn điện được sử dụng trong gia đình em? Nêu công dụng của chúng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.

* Báo cáo kết quả:

+ Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả: (Thực hiện ở tiết học sau)

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

*Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

2. Kĩ năng: Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn khi dùng điện khi sử dụng và sửa chữa.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Giáo án bài giảng, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành.

2. HS: Đọc và xem trước bài học.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: Lấy điểm bài thực hành vào điểm 15’.

3. Đặt vấn đề: (2’) Bên cạnh lợi ích to lớn của điện năng ta thấy tác hại không nhỏ nếu để tai nạn điện xảy ra . Vậy chúng ta phải biết cách hạn chế tối đa tai nạn điện xảy ra.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện: (15’)

- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu về các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và ghi kết quả vào phiếu thực hành.

- GV gợi ý cho hs:

+ Nhận biết vật liệu cách điện?

+ Ý nghĩa số liệu kỹ thuật trong các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: Cho biết điện áp an toàn khi sử dụng các dụng cụ đó?

+ Công dụng của những dụng cụ đó?

Hoạt động 2: Tìm hiểu và sử dụng bút thử điện: (25’)

- Đầu bút thử điện gắn với thân bút, điện trở (làm giảm dòng điện), đèn báo, lò xo (tăng độ tiếp xúc giữa điện trở, đèn và các bộ phận KL), nắp bút, kẹp KL.

- HS thực hành cẩn thận, đúng quy trình.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS tiến hành tháo, lắp bút thử điện và kiểm tra chúng.

- Vì có một điện trở làm giảm cường độ dòng điện.

- HS tiến hành thực hành.

- Làm theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.

- Ghi vào báo cáo thực hành.

- Cho hs quan sát, mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận.

Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện

- GV hướng dẫn hs quy trình tháo bút thử điện.

- Cho HS lên chỉ và nói tên từng chi tiết của bút.

- Yêu cầu hs lắp lại bút thử điện.

- GV kiểm tra lại bút thử điện.

- Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- GV cho hs thực hành.

- GV để lẫn lộn đồ dùng điện bị rò điện và không bị rò điện, yêu cầu hs dùng bút thử điện tìm ra đồ dùng điện bị rò điện.

- GV có thể cho hs tìm một vài điểm dây dẫn bị hở cách điện.

- GV lưu ý hs thực hành phải đảm bảo an toàn điện.

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’)

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Hướng dẫn HS hoàn thành mẫu báo cáo?

- Nhận xét buổi thực hành.

- Xem lại các nội dung đã học.

- Chuẩn bài mới.

5. Ghi bảng:

I. Chuẩn bị:

II. Nội dung:

1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện:

  • Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: thảm cách điện, găng tay cao su, ủng cao su, kìm điện, …

2. Tìm hiểu bút thử điện:

  • Dùng kiểm tra mạch có điện hoặc đồ dùng điện có bị rò điện ra vỏ hay không
  • Bút thử điện kiểm tra mạch điện có điện áp dưới 1000V (điện áp < 40V thì đèn không sáng)

a. Cấu tạo bút thử điện:

  • Đầu bút thử điện, đèn báo, điện trở, thân bút, lò xo, nắp bút, kẹp kim loại.

b. Nguyên lý làm việc:

  • Dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi xuống đất tạo thành mạch điện kín, đèn báo sáng.

c. Sử dụng bút thử điện:

  • Tay cầm bút chạm vào kẹp kim loại ở nắp bút. Chạm đầu bút vào chỗ cần thử điện, nếu bóng đèn báo sáng là điểm đó có điện.

3. Báo cáo thực hành:

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 34: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm