Giáo án Công nghệ 8 bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng theo CV 5512
Giáo án Công nghệ 8 bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Giáo án Công nghệ 8 bài 47: Thực hành: Máy biến áp
Giáo án Công nghệ 8 bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng tiêu thụ trong gia đình
Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- HS biết sử dụng điện năng một cách hợp lý.
- HS có ý thức tiết kiệm điện năng.
- Tính toán được lượng điện tiêu thụ trong gia đình.
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- GV: Soạn giáo án, máy chiếu.
2- HS: Xem trước bài, máy tính cầm tay
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.
Nội dung: Hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: Trình bày miệng
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên: GV: ? Em thường thấy vào giờ nào trong ngày thì điện áp của mạng điện giảm xuống và biểu hiện của điện áp sụt giảm là gì?
- Học sinh tiếp nhận lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời
- Giáo viên mời các học sinh khác nhân xét ,bổ sung.
- Dự kiến sản phẩm: HS: Thường từ 18h đến 21 h, …
*Báo cáo kết quả
-HS trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Vậy để biết xem nhu cầu sử dụng điện nhiều trong các giờ nào và cách tính toán để sử dụng điện một cách hợp lý chúng ta chuyển vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV-HS | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ điện năng. 1. Mục tiêu:Nắm được những giờ cao điểm trong ngày là thời điểm nào, có đặc điểm gì. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi. - Hoạt động nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm: - Trả lời miệng 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ? Theo em thời điểm nào trong ngày dùng nhiều điện?Thời điểm nào dùng ít điện? Vì sao? * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ câu hỏi. - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh giờ cao điểm trong cuộc sống hằng ngày với nhiều thiết bị, nhiều hộ gia đình cùng sử dụng điện - Dự kiến sản phẩm: Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều (từ 18h đến 22h). Những giờ đó được gọi là giờ cao điểm. Đó là thời gian mà nhiều nhà cùng sử dụng điện. *Báo cáo kết quả -Hs trả lời nhanh *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Em hãy cho biết các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng? - Học sinh tiếp nhận câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời - Giáo viên… - Dự kiến sản phẩm: -Điện năng tiêu thụ rất lớn mà khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ. -Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. *Báo cáo kết quả - HS trả lời miệng. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức . *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Hãy cho biết khi điện áp của mạng điện bị giảm xuống, sự phát sáng của đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi nước của siêu điện sẽ ntn? - Học sinh tiếp nhận câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cặp đôi thảo luận tìm ra câu trả lời. - Giáo viên trình chiếu video hình ảnh về hiện tượng sụt điện: độ sáng của bóng đèn, tốc độ quay của quạt điện…. cho HS quan sát. - Dự kiến sản phẩm: Thời gian đun sôi nước sẽ lâu hơn, bóng đèn sáng yếu hơn, quạt quay chậm hơn. *Báo cáo kết quả - Đại diện một vài cặp đôi nêu câu trả lời. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm điện năng. 1. Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm,kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân rồi hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: ? Theo em có những biện pháp nào để sử dụng hợp lí điện năng? - Học sinh tiếp nhận yêu cầu *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân rồi hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. - Giáo viên lắng nghe - Dự kiến sản phẩm: + Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. + Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện + Không sử dụng lãng phí điện năng. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trả lời miệng *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng các biện pháp gì? - Học sinh nghe *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cặp đôi - Giáo viên quan sát. - Dự kiến sản phẩm: +Vì để tránh bị tụt điện áp. + Biện pháp: Cắt điện 1 số đồ dùng điện không thiết yếu: Bình nóng lạnh, Lò sưởi, Máy điều hòa,….. *Báo cáo kết quả - Đại diện HS trả lời miệng *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: phân tích cho HS thấy không lãng phí điện năng là biện pháp rất quan trọng. *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS trả lời câu hỏi về hành động lãng phí và tiết kiệm điện năng: ?Tiết kiệm (TK) hay lãng phí (LP) điện năng: +Tan học không tắt đèn phòng học. +Khi xem tivi, tắt đèn phòng học. +Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm. +Khi ra khỏi nhà tắt điện các phòng. - Học sinh tiếp nhận yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân rồi hoạt động nhóm trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. - Giáo viên quan sát. - Dự kiến sản phẩm: Phiếu học tập ? Tiết kiệm (TK) hay lãng phí (LP) điện năng: +Tan học không tắt đèn phòng học. (LP) +Khi xem tivi, tắt đèn phòng học. (TK) +Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm. (LP) +Khi ra khỏi nhà tắt điện các phòng. (TK) *Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm dán kết quả bảng nhóm lên bảng *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: nhấn mạnh các việc tiết kiệm điện năng mà HS phải làm. |
I/ Nhu cầu tiêu thụ điện năng. 1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng. -Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều (từ 18h đến 22h). Những giờ đó được gọi là giờ cao điểm.
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm: -Điện năng tiêu thụ rất lớn mà khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ. -Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. II/ Sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm điện năng. 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. VD: Nên sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng thay cho đèn sợi đốt. 3. Không sử dụng lãng phí điện năng. -Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu. |
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động 3: Tìm hiểu điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện. 1. Mục tiêu: Nắm được công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện từ đố áp dụng giải một bài toán nhỏ. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động cặp đôi. - Hoạt động chung cả lớp - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập của cặp đôi 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK viết lại công thức tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện? - Học sinh tiếp nhận câu hỏi. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK hoàn thành câu hỏi vào vở. - Giáo viên Yêu cầu HS lên bảng viết công thức. - Dự kiến sản phẩm : A=P.t Trong đó: t: Thời gian làm việc của đồ dùng điện. P: công suất điện của đồ dùng điện. A: Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.trong thời gian t. *Báo cáo kết quả: - HS lên bảng trình bày. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: Trong đó: t: Thời gian làm việc của đồ dùng điện. P: công suất điện của đồ dùng điện. A:Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t. +Đơn vị của điện năng là: Wh, kWh 1kWh=1000WWh. *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân rồi hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập nhỏ: Điện nhà em 220V. Nhà em sử dụng đèn 220V-60W. Tính điện năng bóng đèn tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày bật đèn 4h. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: HĐ cá nhân rồi hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập - Giáo viên : Gọi một vài đại diện cặp đôi trình chiếu câu trả lời, cho nhận xét và thu phiếu hoạt động cặp đôi về nhà chấm. - Dự kiến sản phẩm: -Công suất của đèn là: P=60W. -Thời gian sử dụng trong 1 tháng: t=4.30=120h. =>Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng là: A=P.t=60.120=7200Wh=7,2kWh. *Báo cáo kết quả: - Trình chiếu câu trả lời. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức | III/ Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện. - Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện được tính bằng CT: A=P.t Trong đó: t: Thời gian làm việc của đồ dùng điện. P: công suất điện của đồ dùng điện. A: Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t. VD: - Công suất của đèn là: P=60W. -Thời gian sử dụng trong 1 tháng: t=4.30=120h. =>Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng là: A = P.t = 60.120 = 7200Wh = 7,2kWh. |
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. 1. Mục tiêu: - Tìm hiểu công suất và thời gian sử dụng trong 1 ngày của đồ dùng điện trong gia đình. Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày, một tháng. - Tìm hiểu thêm về một số thiết bị điện tiết kiệm điện năng. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm, - Hoạt động chung cả lớp - Kĩ thuật học tập hợp tác. 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập của nhóm 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: GV hướng dẫn HS làm bài tập tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình mình. -GV cho HS đứng lên liên hệ với thực tế gia đình mình, tính toán điện năng tiêu thụ của 1 số đồ dùng điện thông dụng: bóng đèn, quạt điện, tivi,….. GV hướng dẫn HS thống kê đồ dùng điện của gia đình mình,ghi vào báo cáo thực hành. +Hướng dẫn HS tính điện năng tiêu thụ A cho mỗi đồ dùng điện và ghi vào cột A của bảng. +Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình trong ngày. +Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng. - Học sinh tiếp nhận yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoàn thành bảng nhóm. - Giáo viên quan sát, tổ chức nhận xét - Dự kiến sản phẩm: + Phiếu học tập. *Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm lên trình bày *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Kể tên các thiết bị điện có chức năng tiết kiệm điện - Học sinh: Nghe *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: Tùy HS Như các máy điều hòa tủ lạnh có chức năng everter, thiết bị có chức năng tự ngắt,…. *Báo cáo kết quả -Trả lời miệng. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: Giới thiệu thiết bị sử dụng cảm biến để tiết kiệm điện năng chiếu sáng (Phần có thể em chưa biết) + Yêu cầu VN: Tìm hiểu cách chế tạo thiết bị tiết kiệm điện cho cuộc thi KHKT năm sau và xem quy ước về độ tiết kiệm điện ở các thiết bị điện ở nước ta được kí hiệu như thế nào? Và ôn tập toàn bộ kiến thức chương VII chuẩn bị cho tiết sau ôn tập kiểm tra giữa học kì. | IV/ Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình. 1. Quan sát, tìm hiểu công suất và thời gian sử dụng trong 1 ngày của đồ dùng điện trong gia đình. 2. Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày. 3. Tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng. BẢNG NHÓM: (Tương tự bảng trong SGK trang 169) |
Giáo án Công nghệ 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Có kiến thức về sử dụng điện năng hợp lý, nhu cầu sử dụng điện năng hàng ngày.
2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng hợp lý điện năng.
3. Thái độ: Có thói quen sử dụng tiết kiệm điện năng.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Nội dung bài học.
2. HS: Như GV.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha?
- Làm câu hỏi 3 trang 161?
3. Đặt vấn đề: Ngày nay, điện năng được dùng rộng rãi trong đời sống. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho máy móc, thiết bị phục vụ đời sống và sản xuất. Tuy nhiên nguồn năng lượng nào cũng có giới hạn. Chính vì thế mà chúng ta phải sử dụng các nguồn năng lượng cho hợp lý, tiết kiệm.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện năng: | |
- Thảo luận trả lời câu hỏi (6-10 tối) - Theo dõi và ghi vở - Điện áp giảm rõ rệt: đèn điện tối hơn mức bình thường... | - Thời điểm nào trong ngày điện năng được sử dụng nhiều nhất? - Giới thiệu giờ cao điểm - Cách biểu hiện của giờ cao điểm trong sử dụng điện năng? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng điện năng hợp lý: | |
- Tìm ra biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. - Giảm bớt tiêu hao năng lượng điện - Giảm hao phí điện năng vô ích | - Thảo luận để tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý điện năng. - Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? - Tại sao phải dùng đồ điện có hiệu suất cao? - Hướng dẫn trả lời câu hỏi |
Hoạt động 3: Tổng kết và dặn dò: | |
- HS trả lời câu hỏi của GV. | - Nhắc lại các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng? - Lấy ví dụ - Cho HS làm bài tập trong SGK? - Học bài, học ghi nhớ SGK. - Chuẩn bị bài mới |
5. Ghi bảng:
I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng:
- Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng rất nhiều gọi là giờ cao điểm. Trong ngày giờ cao điểm là từ 18-22h.
- Biểu hiện của giờ cao điểm điện áp tục xuống, đèn điện tối đi, đèn ống không phát sáng...
II. Sử dụng hợp lý điện năng:
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao.
- Không dùng lãng phí điện năng: Cần cắt điện ở những nơi không cần thiết.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới