Giáo án Công nghệ 8 bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà theo CV 5512
VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- HS hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì và aptomat.
- HS hiểu được nguyên lý làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trên trong mạch điện.
- HS mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của cầu chì trong mạch điện
2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
3- Về phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, sống có trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1- Giáo viên:
- Một số thiết bị: Cầu chì các loại, aptomat.
- Vật liệu, thiết bị:
+ Máy biến áp 220V/ 6V.
+ 4 đoạn dây dài 5cm loại 1A.
+ 3m dây điện.
+ 1 bộ đui đèn và bóng đèn 6V - 3W.
+ 1 công tắc điện, 1 cầu chì hộp.
2- Học sinh: - Mẫu báo cáo của HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 3’
Mục tiêu: Nắm được tác dụng của các thiết bị bảo vệ.
Nội dung: Hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Trình bày miệng
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên: Trình bày hiểu biết về thiết bị đóng cắt mạch điện?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên…
- Dự kiến sản phẩm: Tùy HS
*Báo cáo kết quả
- Trả lời miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trong quá trình làm việc, mạch điện có thể bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện sẽ bị tăng cao đột ngột làm dây dẫn điện tăng lên gây hỏa hoạn và phá hỏng những thiết bị, đồ dùng điện trong mạch. Để bảo vệ an toàn cho mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện trong nhà, người ta dùng cầu chì hoặc aptomat. Đó là các thiết bị bảo vệ an toàn điện và là ND bài học hôm nay của chúng ta.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV-HS | Sản phẩm dự kiến | ||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cầu chì: 10’ 1. Mục tiêu: Nắm được công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc của cầu chì. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân - Phiếu học tập của nhóm 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: yêu cầu các em quan sát mô tả cấu tạo và ghi vào phiếu học tập sau: - Học sinh: Đại diện nhóm nhận thiết bị . *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động nhóm - Giáo viên: Phát các thiết bị cho HS - Dự kiến sản phẩm: - Phiếu học tập *Báo cáo kết quả - Hãy nêu công dụng của cầu chì
*Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức : -Thông báo: Mặc dù cầu chì có hình dáng khác nhau nhưng chúng có cấu tạo cơ bản là giống nhau. *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: ?Trình bày nguyên lý làm việc của cầu chì? ?Tại sao nói dây chảy là bộ phận quan trọng nhất của cầu chì? ?Trong mạch điện cầu chì được mắc vào đâu? ?Trong mạch điện cầu chì được mắc vào đâu? ?Nguyên lí làm việc của cầu chì là ntn. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân rồi hoạt động nhóm - Giáo viên quan sát các hoạt động của HS - Dự kiến sản phẩm: +Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức dây chảy của cầu chì nóng chảy và bị đứt, làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện. +Trong mạch điện cầu chì được mắc vào dây pha trước công tắc và ổ lấy điện. *Báo cáo kết quả - Trả lời miệng *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức dây chảy của cầu chì nóng chảy và bị đứt, làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện. Trong mạch điện cầu chì được mắc vào dây pha trước công tắc và ổ lấy điện. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Aptomát: 10’ 1. Mục tiêu: Tìm hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của áptomat. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân 4. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Đối với những mạng điện hiện đại ngày nay người ta thường thay thế áp tomat cho cầu chì và cầu dao. Vậy áp to mát có nhiệm vụ gì trong mạng điện? +GV yêu cầu các em quan sát rồi mô tả cấu tạo và cho biết áptomát là gì? +? Trình bày nguyên lý làm việc của Aptômát - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trả lời. - Giáo viên nêu nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: + Aptomát là thiết bị tự động cắt điện khi ngắn mạch hoặc quá tải aptomát phối hợp cả chức năng cầu dao và cầu chì *Báo cáo kết quả - Trả lời miệng *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức: Sau khi sửa chữa xong lúc đó ta bật nút điều khiển về vị trí ON lúc đó aptomát đóng vai trò cầu dao. | I/ Cầu chì. 1. Công dụng: -Là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải. 2. Cấu tạo và phân loại. a.Cấu tạo: Gồm 3 phần: -Vỏ: làm bằng sứ hoặc thủy tinh =>bảo vệ. -Cực giữ dây chảy và dây dẫn làm bằng đồng. -Dây chảy thường được làm bằng đồng. b. Phân loại: -Có nhiều loại cầu chì: cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút,….. 3. Nguyên lí làm việc: -Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức dây chảy của cầu chì nóng chảy và bị đứt, làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện. -Trong mạch điện cầu chì được mắc vào dây pha trước công tắc và ổ lấy điện. II/ Aptomat *Là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. *Nguyên lí làm việc: - Khi mạch điện bị ngắn mạch hay quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức tiếp điểm và các bộ phận khác của aptomat tự động cắt mạch điện (về vị trí OFF) bảo vệ mạch điện và các đồ dùng điện, thiết bị điện. Như vậy aptomát đóng vai trò cầu chì. -Sau khi sửa chữa xong lúc đó ta bật nút điều khiển về vị trí ON lúc đó aptomát đóng vai trò cầu dao. |
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 12’
Mục tiêu: Thực hành cầu chì
Nội dung:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm.
Sản phẩm:
- Phiếu học tập của nhóm
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên HS trả lời các câu hỏi phần báo cáo:
? Dây chảy của cầu chì thường làm bằng vật liệu gì?
? Tại sao trong mạng điện cầu chì được lắp ở vị trí trước các thiết bị khác như cầu dao, công tắc, ổ điện?
? Nghiên cứu các hiện tượng như thí nghiệm hình 54.2a, 54.2b
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét
- Dự kiến sản phẩm:
+ Dây chảy thường làm bằng chì.
+Trong mạng điện cầu chì thường được lắp trước các thiết bị khác để bảo vệ ngắn mạch trong các thiết bị đó và cả mạng điện.
*Báo cáo kết quả
- Trình bày miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
D. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG 5’
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
- Quan sát các ví dụ trong thực tế
Nội dung: Hoạt động cá nhân
Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: ? Gia đình em có aptomat không? Hình thức nó như thế nào có khác gì so với sách giáo khoa?
? Tại sao khi dây chì bị “nổ”, ta không được phép thay một dây chảy mới bằng đồng có cùng đường kính ?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh aptomat thực tế
- Dự kiến sản phẩm
Vì dòng điện định mức của dây chảy bằng đồng lớn hơn nhiều dòng điện định mức của dây chảy bằng chì có cùng đường kính. Nên nếu thay một dây chảy mới bằng đồng có cùng đường kính sẽ không có tác dụng bảo vệ mạng điện như dây chảy chì.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Hãy tìm hiểu mạng điện trong gia đình em sử dụng những loại cầu chì và cầu dao nào, tại vị trí nào.
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh về nhà quan sát
- Giáo viên nhắc nhở các công việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.
- Dự kiến sản phẩm: Tùy HS
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
Giáo án Công nghệ 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu cấu tạo và công dụng của cầu chì và Aptomat.
- Hiểu nguyên lý làm việc của hai thiết bị này.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng các thiết bị an toàn và đúng kĩ thuật.
- Sử dụng đúng cầu chì và Aptomat.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong quá trình học tập, ý thức sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Các thiết bị cầu chì, Aptomat.
2. HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc công tắc điện?
- Nêu cấu tạo phân loại cầu dao điện?
3. Đặt vấn đề: GV đưa mô hình để HS quan sát sau đó cho HS dự đoán chức năng của từng loại. Từ đó đặt vấn đề vào bài mới
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cầu chì: | |
- Tìm hiểu cấu tạo của cầu chì - Dây chảy của cầu chì thường làm bằng chì (nhiệt độ nóng chảy là 3270C) - Cầu chì ống, cầu chì hộp, cầu chì nút... - Nêu được nguyên lý làm việc của cầu chì | - Dùng cầu chì cho HS tìm hiểu cấu tạo và công dụng của nó? - Bộ phận chính của cầu chì là gì? - Các loại cầu chì thường dùng? - Y/c HS nêu nguyên tắc làm việc của cầu chì |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cầu chì: | |
- Nêu cấu tạo của Aptomat | - Cho HS tìm hiểu qua vật thật và SGK + Cấu tạo của Aptomat? + Nguyên tắc làm việc của nó? |
Hoạt động 3: Củng cố hướng dẫn về nhà: | |
- HS trả lời câu hỏi của GV. | - Y/c HS đọc ghi nhớ SGK? - Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK? - Học bài, học ghi nhớ SGK. - Chuẩn mới SGK |
5. Ghi bảng:
I. Cầu chì:
1. Công dụng:
- Là thiết bị dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải.
2. Cấu tạo:
- Vỏ thường làm bằng nhựa, sứ, thủy tinh
- Cực để giữ dây dẫn bằng đồng
- Dây chảy làm bằng chì
- Cầu chì thường có nhiều loại.
3. Nguyên lý làm việc:
- Dây chảy được nối nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ. Khi dòng điện tăng vượt quá giá trị định mức (ngắn mạch, quá tải) dây chảy bị nóng chảy làm hở mạch điện, bảo vệ mạch điện và thiết bị
II. Aptomat:
- Dùng đóng cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hay quá tải (phối hợp giữa cầu dao và cầu chì)
- Khi mạch điện có sự cố, dòng điện trong mạch tăng vượt quá giá trị định mức thì Aptomat tự động ngắt mạch điện
- Khi sửa chữa xong sự cố thì ta đóng Aptomat hoạt động trở lại bình thường
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 53: Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới