Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Giáo án lớp 8 môn Địa lý bài 16

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức

Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT-XH của khu vực Đông Nam Á?

  • Nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước. Tốc độ phát triển kinh tế nhiều nước khá nhanh song chưa vững chắc.
  • Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, phân bố các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.

2. Kỹ năng: Phân tích lược đồ, bảng thống kê.

3. Thái độ: Thấy được sự tăng trưởng kinh tế giữa các nước Đông Nam Á.

4. Trọng tâm: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về KT-XH của khu vực Đông Nam Á.

II. Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình, quan sát, phân tích…

III. Chuẩn bị giáo cụ:

  • Giáo viên. Lược đồ 16.1
  • Học sinh. Tư liệu, phiếu học tập, SGK.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Dân cư khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?
  • Cho biết những nét tương đồng và những nét riêng biệt về dân cư, xã hội các nước trong khu vực Đông Nam Á?

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề: Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những nổ lực lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay Đông Nam Á được thế giới biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong kinh tế- xã hội.

Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1

? Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung của nền KTXH các nước ĐNÁ khi còn là thuộc địa của các nước đến quốc, thực dân?

HS: Nước nghèo, kinh tế chậm phát triển

Gv: Chuyển ý: khi chiến tranh TG thứ 2 kết thúc, Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn phải tiếp tục đấu tranh giành độc lập (đến 1975 mới kết thúc), các nước khác trong khu vực đã giành độc lập đều có điều kiện phát triển kinh tế.

? Dựa vào nội dung (SGK) kết hợp với hiểu biết hãy cho biết các nước ĐNÁ có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế?

HS: - ĐKTN: tài nguyên, khoáng sản… nông sản vùng nhiệt đới.

- ĐKXH: khu vực đông dân, nguồn lao động nhiều…thị trường tiêu thụ rộng lớn vốn đầu tư của nước ngoài.

? Dựa vào bảng 16.1 cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn:

- 1990-1996: nước nào có mức tăng đều, tăng bao nhiêu?

HS: - Malaysia

- Philipin

- Việt Nam

? Nước nào tăng không đều? giảm?

HS: Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.

? 1996-1998 nước nào có nền kinh tế kém hơn năm trước?

HS; - Inđônêxia, Malaysia, Philipin, Thái Lan.

? Nước nào tăng giảm không lớn?

HS: Việt Nam, Singapo.

? 1999-2000 Những nước nào đạt mức tăng <6%?

HS: Inđônêxia, Philipin, Thái Lan.

? Những nước nào đạt mức tăng > 6%

HS: Malaysia, Việt Nam, Singapo.

? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á?

HS:

? Tại sao mức tăng trưởng của các nước ĐNÁ giảm 1997-1998 (nợ nước ngoài).

HS; Do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, do áp lực gánh nợ quá lớn của một số nước.

GV: Thái Lan là nước có số nợ 62 tỉ USD, cuối cùng là khủng hoảng tiền tệ đã bùng nổ ở các nước ĐNÁ, bắt đầu từ ngày 2/7/1997 tại Thái Lan sau đó đến Philipin, Inđônêxia, Malaysia, Xingapo.

? Em hãy nêu thực trạng vệ sự ô nhiễm ở địa phương, ở Việt Nam và các quốc gia láng giềng?

HS: Phá rừng, cháy rừng, lũ lụt, khai thác tài nguyên…. Ô nhiễm không khí, nước, đất.

GV: Bởi vì 1 nền kinh tế vững chắc, khá ổn định đồng thời phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên (khá ổn định) môi trường trong sạch để có thể tiếp tục cung cấp điều kiện sống cho thế hệ sau. Một môi trường được bảo vệ là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của các quốc gia. Môi trường của khu vực ĐNÁ chưa được bảo vệ tốt nên chưa thể nói đến sự phát triển bền vững ở khu vực này.

VD: Ô nhiễm môi trường ở các đô thị, khai thác thiên nhiên bừa bãi gây ra hạn hán, lũ lụt.

Điển hình như nhà máy bột ngọt VEDAN thảy nước thải xuống song làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng …

Hoạt động 2:

Hoạt động nhóm

Yêu cầu phân tích bảng 16.2 để trả lời các vấn đề sau:

GV Cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong mước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?

GV Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của mỗi quốc gia theo xu hướng nào?

GV chốt ý: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á đang thay đổi theo xu hướng công nghiệp hoá đất nước.

Yêu cầu: quan sát hình 16.1 trả lời các câu hỏi:

GV Cho biết cây lương thực được trồng ở vùng nào? Giải thích.

GV Các loại cây công nghiệp chủ yếu là những loại cây nào? Được trồng ở vùng nào?

Giải thích sự phân bố?

GV Sản xuất công nghiệp gồm các ngành nào? Đặc điểm phân bố của mỗi ngành?

Giải thích về sự phân bố các ngành này?

GV chốt ý: Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc:

- Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Trong thời gian qua Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điển hình như Xingapo, Malaixa.

- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dẽ bị tác động từ bên ngoài.

- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước.

- Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Quốc gia

Tỉ trọng ngành

Campuchia

Lào

Philipin

Thái Lan

Nông nghiệp

Giảm 18,5%

Giảm 8,3%

Giảm 9,1%

Giảm 12,75

Công nghiệp

Tăng 9,3%

Tăng 8,3%

Giảm 7,7%

Tăng 11,3%

Dịch vụ

Tăng 9,2%

Không tăng, giảm

Tăng 16,8%

Tăng 1,4%

4. Củng cố:

  • Cho biết kinh tế các nước Đông nam Á có 3 đặc điểm cơ bản nào?
  • Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ tròn về sản lượng một số vật nuôi và cây trồng.

5. Dặn dò

  • Về nhà làm bài tập số 2, xem trước hình 17.1 và trả lời câu hỏi kèm theo hình trong bài để tiết hôm sau học.
  • Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

---------------------

Ngoài Giáo án Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được VnDoc.com cập nhật liên tục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm