Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 8 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án môn Địa lý lớp 8

Giáo án Địa lý lớp 8 bài: Ôn tập học kì 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và đảo

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 15: Đặc điểm dân cư - xã hội Đông Nam Á

Giáo án Địa lý lớp 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

I/ Mục tiêu bài học:

Yêu cầu sau bài học, học sinh phải:

1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á và các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.

2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng đọc phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê số liệu

3.Thái độ: Sự siêng năng chịu khó và cần cù trong học tập.

4. Trọng tâm: Kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á và các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.

II. Phương pháp giảng dạy:

Vấn đáp, thảo luận, đàm thoại gợi mở

III. Chuẩn bị giáo cụ:

GV: Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên châu Á, lược đồ phân bố dân cư.

HS: Nội dung học tập của các bài đ được học trong học kì I

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

3. Nội dung bài mới:

Đặt vấn đề:

Triển khai bài dạy

Hoạt động thầy và trò

Nội dung

GV: Dựa vào hình 2.1 cho biết khí hậu châu Á bị phân hoá thành các kiểu khí hậu nào? Khí hậu phổ biến ở châu Á là kiểu khí hậu gì?

GV: Quan sát hình 3.1 kể tên các cảnh quan tự nhiên của châu Á dọc theo kinh tuyến 100oĐ từ Bắc xuống Nam, vĩ tuyến 40oB và 20oB từ Đông sang Tây.

GV: Giải thích sự hình thành các cảnh quan tự nhiên dọc theo kinh tuyến 100oĐ và vĩ tuyến 40oB.

GV: Quan sát hình 6.1 cho biết dân cư châu Á có đặc điểm gì? những khu vực nào có mật độ dân số cao? Giải thích.

GV: Nền kinh tế châu Á có những đặc điểm gì? Hãy dựa vào bảng 7.2 đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể để chứng minh các đặc điểm trên.

GV: Quan sát hình 8.1và 8,2 cho biết nền nông nghiệp châu Á có đặc điểm gì? Kể tên các nước sản xuất nhiều lương thực ở châu Á và giải thích tại sao lương thực được phát triển ở các nước này?

GV: Quan sát hình 9.1 cho biết vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á về mặt kinh tế. Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực có nét nổi bật nào?

GV: Quan sát hình 10.1, 10.2 cho biết đặc điểm địa hình, khí hậu và mối quan hệ địa hình với gió mùa dẫn đến sự phân hoá lượng mưa từ đông sang tây lãnh thổ khu vực Nam Á.

GV: Trình bày đặc điểm cơ bản về dân cư và kinh tế các nước khu vực Nam Á qua lược đồ 11.1, bảng 11.1,11.2.

GV: Quan sát lược đồ 12.1 trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.

GV: So với kinh tế khu vực Nam Á thì kinh tế khu vực Đông Á có đặc điểm gì nổi bật.

- Nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

  • Hai kiểu khí hậu phổ biến:

+ Khí hậu gió mùa

+ Khí hậu lục địa

- Nhiều cảnh quan tự nhiên khác nhau. Đo địa hình và khí hậu đa dạng nên cảnh quan đa dạng

- Dân cư châu Á phân bố không đồng đều.

- Nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.

- Nền NN châu Á phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo. Việt Nam và Thái Lan là nước xuất khẩu nhiều lúa gạo.

- Vị trí chiến lược quan trọng nằm ngã ba của ba chu lục: Á, Âu, Phi. Khu vực có nhiều núi và cao nguyên.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, là khu vực mưa nhiều của thế giới. Lượng mưa phân bố không đều.

- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á. Dân cư phân bố không đều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 8

    Xem thêm