Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là công dân.

- Căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Thế nào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Kỹ năng: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ: Tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Năng lực hướng tới: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề....

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)… 1. GV: Luật Quốc tịch

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: kích thích học sinh huy động kiến thức đã có để giải quyết tình huống trong sách giáo khoa

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý vào mục 1/skg, gọi hs đọc tình huống

? Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời cá nhân

- Giáo viên: có thể gợi ý

- Dự kiến sản phẩm:

+ A-li-a: Là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a)

+ Không phải là công dân VN

*Báo cáo kết quả: hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

GV: Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người ntn được công nhận là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và bạn A li a trong tình huống trên có được coi là công dân VN hay ko? Để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 13.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 (24’): Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân:

1. Mục tiêu: giúp hs hiểu được những căn cứ xác định công dân của 1 nước

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên phát phiếu tự liệu cho HS:

Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:

1. Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.

2. Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch:

+ Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.

+ Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.

3. Đối với trẻ em:

+ TE có cha, mẹ là người Việt Nam.

+ TE sinh ra tại Việt Nam và xin cư trú tại Việt Nam.

+ TE có cha (mẹ) là người Việt Nam.

+ TE tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha, mẹ là ai.

GV: Nêu câu hỏi:

? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân VN không?

? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống ở VN lâu dài có được coi là công dân VN không?

? Trường hợp nào TE là công dân Việt Nam:

? Theo em công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc tư liệu, thảo luận nhóm theo bàn

- Giáo viên quan sát, gợi ý cho hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

I. Tình huống:

- Người nước ngoài đến Việt Nam công tác không phải là người Việt Nam.

- Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam tự nguyện tuân theo luật pháp Việt Nam thì được coi là công dân VN.

- Trường hợp TE là công dân Việt Nam:

+ TE sinh ra có bố+mẹ là công dân VN.

+ TE sinh ra có bố là người Vn, mẹ là người nước ngoài.

+ TE sinh ra có mẹ là người VN, bố là người nước ngoài.

+ TE bị bỏ rơi ở VN không rõ bố, mẹ là ai.

* Kết luận:

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân nước CHXHCN Việt Nam đều có quốc tịch.

- Mọi người công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.

3. Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi, cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu Hs làm bài tập a,b

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm bài vào phiếu học tập

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập.

1. Những trường hợp là công dân VN

- Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

- Người VN phạm tội bị tù giam.

- Người Vn dưới 18 tuổi.

2. Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú ở VN đã nhiều năm.

*Báo cáo kết quả: Hs dán kết quả lên bảng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế

Phương thức thực hiện: nhóm

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nêu câu hỏi, hs thảo luận nhóm – 4 nhóm: Phân biệt công dân Việt Nam với: Người gốc Việt Nam, người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, người không quốc tịch sống ở Việt Nam.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Cá nhân suy nghĩ, báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp ý kiến.

- Gv hoặc Hs khá giỏi trợ giúp các nhóm chưa làm được

- Dự kiến sản phẩm

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người gốc Việt Nam: Người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch VN, gia nhập quốc tịch nước ngoài.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Có quốc tịch VN là công dân VN.

- Người nước ngoài: Có quốc tịch nước ngoài.

- Người không có quốc tịch: Người không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài.

* Báo cáo kết quả: các nhóm báo cáo

* Đánh giá kết quả: hs, gv nhận xét đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục tiêu: giúp hs mở rộng vốn hiểu biết của mình sau khi học xong bài học

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv: Với tư cách là công dân VN, em hãy suy nghĩ về những việc mình có thể làm để góp phần tạo nên 1 xã hội văn minh, hiện đại

* Thực hiện nv: Hs chuẩn bị ở nhà

* Báo cáo ở tiết sau

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Công dân là người dân của một nước mang quốc tịch của nước đó.
  • Công dân VN là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Thái độ:

  • Tự hào là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Mong muốn được đóng góp xây dựng nhà nước và xã hội

3. Kĩ năng:

  • Biết phân biệt công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
  • Biết cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.

B. Phương pháp:

  • Xử lí vấn đề.
  • Thảo luận
  • Tổ chức trò chơi

C. Tài liệu và phương tiện.

  • Hiến pháp 1992
  • Luật quốc tịch.
  • Luật chăm sóc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
  • Câu chuyện về danh nhân văn hoá.

D. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới:

Chúng ta nên tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 13.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1

Thảo luận

GV cho HS đọc tình huống SGK, tổ chức thảo luận:

?. Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Hoạt động 2

Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân.

GV nêu tư liệu điều kiện để có quốc tịch VN. Sau đó hướng dẫn HS thảo luận:

?. Trường hợp nào trẻ em là công dân VN?

GV nêu câu hỏi:

1. Người nước ngoài đến VN công tác có được coi là công dân VN không?

2. Người nước ngoài làm việc, sinh sống lâu dài ở VN có được coi là công dân VN không?

HS trao đổi ý kiến và phát biểu, GV nhận xét và chốt vấn đề:

?. Từ tình huống trên em hiểu công dân là gì?

?. Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?

I. Tình huống:

a. A-li-a: là công dân VN vì có bố là người VN. (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch VN cho A-li-a)

b. Các trường hợp sau đây đều là công dân VN:

- Trẻ em khi sinh ra có cả bố mẹ là người VN.

- Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân VN, mẹ là người nước khác.

- Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân VN, bố là người nước ngoài.

- Trẻ em bị bỏ rơi ở VN không xác định được rõ bố mẹ là ai.

- Người nước ngoài đến VN công tác không phải là người VN.

- Người nước ngoài sống lâu dài ở VN tự tuân theo pháp luật VN thì được coi là công dân VN.

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.

- Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là người có quốc tịch VN. Mọi người dân ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN đều có quyền có quốc tịch.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.

5. Củng cố - Dặn dò:

  • Căn cứ vào đâu để xác định công dân?
  • Về nhà tìm hiểu nội dung bài học.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm