Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em

2. Kỹ năng:

- HS phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em là việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ

- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

- Biết ơn những người chăm sóc và dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

4. Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị:

GV:

- Kế hoạch bài học

- Số liệu, sự kiện về quyền trẻ em ở trên thế giới, trong nước, địa phương.

HS: Biểu hiện tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về quyền trẻ em

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Gv chiếu hình ảnh, video có nội dung những hành vi thực hiện tốt và chưa tốt về quyền trẻ em.

? Yêu cầu Hs nhận xét, nếu suy nghĩ của bản thân về những hình ảnh, video trên.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: quan sát và suy nghĩ..

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hành vi thực hiện tốt:...

+ Hành vi chưa tốt:...

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Các em đã biết được các quyền trẻ em ở tiết 19 bài 12, việc đề ra và thực hiện các quyền trẻ em có ý nghĩa ntn chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 (6’): HS trình bày, trao đổi những kết quả tìm hiểu thực tế. HS trình bày những trường hợp thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát được -> Đánh giá tính chất, hậu quả.

Hoạt động 3 (5’): Phát triển những kĩ năng nhận biết những việc thực hiện quyền trẻ em.

GV: Đưa BT a (37 SGK) lên bảng phụ.

HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ.

Nhận xét từng trường hợp, đánh dấu x, -.

Cả lớp trao đổi bổ sung.

GV: Chốt lại đáp án đúng.

Hoạt động 4 (8’): Giúp HS hiểu ý nghĩa quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em.

- HS thảo luận cá nhân.

? Các quyền của trẻ em cần thiết ntn? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền của trẻ em không được thực hiện? VD.

? Là trẻ em chúng ta phải làm gì?

HS trả lời.

Cả lớp trao đổi, nhận xét.

GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 5 (5’): HS nghiên cứu phần “Nội dung bài học”. 2HS.

HS: Tóm tắt.

Bài tập e (37-SGK)

- Việc làm thực hiện quyền trẻ em:

1, 4, 5, 7, 9.

- Việc làm vi phạm quyền trẻ em:

2, 3, 6, 8, 10.

2. Ý nghĩa:

- Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

- Là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

3. Trẻ em cần phải:

- Bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm.

- Tôn trọng mọi quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.

GV: Giải thích quyền, bổn phận.

Hoạt động 6 (8’): Luyện tập.

HS làm BT b, e (38-SGK).

? Trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội em có các quyền gì? GV cung cấp cho HS những số liệu, sự kiện về thực hiện quyền trẻ em ở trên thế giới, ở trong nước và ơ địa phương (VV có trên 250 triệu trẻ em 5 - 14 tuổi bị bóc lột sức lao động, 200 triệu trẻ em sống ngoài đường phố...). Gần 160 trẻ em suy dinh dưỡng, 125 triệu trẻ em không được đến trường).

Củng cố (5’):

HS sắm vai tình huống ở BT d, đ(38-SGK).

GV ghi điểm cho nhóm sắm vai, giải quyết tình huống tốt.

GV KL toàn bài: trẻ em chúng ta là những mầm xanh tương lai của đất nước. Chúng ta phải học tập, rèn luyện tốt, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình để không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS thấy được ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em

2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ: HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

B. Phương pháp:

  • Kích thích tư duy
  • Giải quyết vấn đề.
  • Thảo luận nhóm....

C. Chuẩn bị của GV và HS.

  • Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
  • Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình Dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

a. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?

b. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên? Nêu dẫn chứng cụ thể?

3. Giới thiệu bài mới:

4. Dạy và học bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1

Thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em

Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:

- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.

?. Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?

Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em (Hỏi đáp về quyền trẻ em)

?. Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?

Hoạt động 2:

Thảo luận giúp Hs rút ra bổn phận của mình đối với công ước.

Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập d, đ sgk/38.

Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.

Gv: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?

Hoạt động 3

Luyện tập

Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập b, c, e, g sgk/38; Các bài tập sách bài tập nâng cao.

2. Ý nghĩa của công ước LHQ:

- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.

3. Bổn phận của trẻ em:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

5. Củng cố - Dặn dò:

Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.

  • Học bài
  • Xem trước nội dung bài 13.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 1.203
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm