Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân.

- Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân.

2. Kỹ năng: Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập; thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân; siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học

4. Năng lực hướng tới: Nl giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, phân tích,........

II. Chuẩn bị:

GV: Gương HS vượt khó vươn lên trong học tập.

HS: Bt a, b, c (50 – SGK)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Ví dụ:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

? Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt và chưa tốt quyền và nghĩa vụ học tập?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs: suy nghĩ

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

GV: Các em đã biết được quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Để biết rõ hơn việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Để biết rõ hơn việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này của công dân như thế nào trong cuộc sống chúng ta học bài hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế, kể về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập và những hình thức học tập khác nhau.

1. Mục tiêu: hs rút ra được những bài học từ những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

HS: làm bài tập a, b, c (50-SGK).

Bt a: Kể những hình thức học tập mà em biết.

Bt b: Nêu một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

? Qua các bài tập trên em thấy bác bạn đó có đức tính gì đáng quý, đáng học tập?

*Thực hiện nv: Hs suy nghĩ trao đổi nhóm.

* Báo cáo: Đại diện nhóm lên báo cáo

- Dự kiến sp

* Đánh giá sp: các nhóm đánh giá nhau, gv đánh giá

GV KL: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, phải say mê, kiên trì, tự lực và có phương pháp học tập tốt.

Hoạt động 3: Thảo luận phân tích tình huống

1. Mục tiêu: từ kiến thức đã học, hs biết phân tích, đánh giá các tình huống theo hướng tích cực.

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

HS: BT d (51-SGK).

* Thực hiện nv: Thảo luận theo nhãn.

* Báo cáo kq: đại diện nhóm báo cáo

- Dự kiến sp

* Đánh giá kq: hs, gv đánh giá

GV NX, chốt: công dân có nhiều con đường, nhiều cơ hội học tập, có thể học suốt đời.

Hoạt động 4: Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng về quyền và nghĩa vụ học tập.

1. Mục tiêu: Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng về quyền và nghĩa vụ học tập.

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

? Hãy nêu những biểu hiện tốt và chưa tốt trong học tập của bản thân em và các bạn? Hậu quả.

* thực hiện nv: cặp đôi suy nghĩ trao đổi

* Báo cáo kq: đại diện cặp đôi báo cáo

* Đánh giá kq: hs, gv đánh giá

GV: Các em cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Bài tập

d. Các giải pháp

- Ban ngày đi làm, tối đi học ở TTGDTX.

- Tạm nghỉ học 1 thời gian, đỡ khó khăn lại đi học tiếp.

- Học ở trường vừa học vừa làm.

- Tự học qua sách, bạn bè, vô tuyến,...

- Học ở lớp học tình thương.

* Biểu hiện tốt:

- Đi học chuyên cần, đúng giờ.

- Học, làm bài đầy đủ.

- Nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học.

- Ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo

* Biểu hiện chưa tốt:

- Lười học.

- Trốn học.

- Thiếu trung thực trong học tập...

=> Đây là những hành vi tự tước đoạt quyền học tập của mình.

3. Hoạt động luyện tập:

Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

HS: làm BT (51-SGK).

* Thực hiện nv: suy nghĩ cá nhân

* Báo cáo kq: hs lên dán phiếu học tập lên bảng

* Đánh giá

Hs khác nhận xét

Gv nhận xét bổ sung

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: nhóm

Sản phẩm hoạt động: miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

Xây dựng tình huống và sắm vai.

TH1: 1 HS lười học và quay cóp trong giờ kiểm tra.

TH 2: HS cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ là học tập nên không chịu làm việc nhà.

* Thực hiện nv:

Các nhóm xây dựng kịch bản, phân vai

* Báo cáo

- Các nhóm thể hiện tình huống của nhóm mình

* Đánh giá

- Nhận xét, bổ sung các nhóm

GV ghi điểm cho nhóm thực hiện tốt

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục tiêu: Mở rộng vốn hiểu biết của hs

Phương thức thực hiện: cá nhân

Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở

Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

- Tìm hiểu những tấm gương sáng trong học tập

- Học bài.

- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết bài 12, 13, 14, 15.

* Thực hiện nv: hs thực hiện ở nhà

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập. Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân.

2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập.

3. Thái độ: HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập.

B. Phương pháp:

  • Kích thích tư duy
  • Giải quyết vấn đề.
  • Thảo luận nhóm....

C. Chuẩn bị của GV và HS.

  • SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.
  • Xem trước nội dung bài học.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?.

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước về giáo dục.

Gv: cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung bài tập SGK.

Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung.

Gv: chốt lại.

? Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?

Gv: Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?

Hoạt động 2:

Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.

- Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tốt trong học tập.

- Nhóm 2: Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

HS: lần lượt lên ghi lại kết quả của nhóm mình.

?Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?

Hoạt động 3:

Luyện tập.

Gv: HD học sinh làm các bài còn lại ở trong SGK.

Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống.

Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập.

3. trách nhiệm của nhà nước:

- Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục.

- Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập:

+ Mở mang hệ thống trường lớp.

+ Miễn phí cho học sinh tiểu học.

+ Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

4. Trách nhiệm của học sinh:

- Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập.

4. Củng cố - Dặn dò:

  • Nhà nước và công dân cần có những trách nhiệm gì trong học tập.
  • Học bài,
  • Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.(từ bài 12 đến bài 15).
  • Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm