Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Hoạt động ngoại khóa an toàn giao thông

Giáo án môn GDCD lớp 8

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Hoạt động ngoại khóa an toàn giao thông được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 11: Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 11: Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Ôn tập học kì 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được một số biển báo cơ bản, biết cách sử lí một số tình huống khi tham gia giao thông.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện đúng luật an toàn giao thông.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông

II. Chuẩn bị.

  • GV: Chuẩn bị phòng học chung.
  • HS:Tìm hiểu luật an toàn giao thông. Sưu tầm tranh ảnh về vi phạm luật giao thông.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. (kết hợp trong bài)

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1. HDHS làm bài tập trắc nghiệm.

+ CH: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng các vụ tai nạn giao thông hiện nay?

a. Cơ sở hạ tầng yếu kém: đường nhỏ hẹp, nhiều ổ gà…

b. Hạn chế về ý thức, sự hiểu biết của người tham gia giao thông.

c. Sử dụng phương tiện giao thông kém chất lượng hoặc quá cũ nát.

d. Cả ba ý trên.

* Hoạt động 2. HDHS cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng.

- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh minh hoạ?

* Hoạt động 3. HDHS làm bài tập tình huống.

+ CH: Khi thấy trên đường có một hố to hoặc có một cống lớn bị mất nắp, có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì?

+ CH: Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Khoảng 15 giờ ngày 16/12/2002, H-16 tuổi, đi xe máy Future của mẹ chở N- 18 tuổi và T- 14 tuổi, đi trên đường Thăng Long - Nội Bài. Khi đến địa phận xã Q huyện Mê Linh, H vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước. Nhưng do không chú ý là là lúc đó xe ô tô cũng đang rẽ trái, nên tay lái xe mô tô của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe máy.

(Theo báo ANTĐ- 20/12/2002)

+ CH: H đã vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?

- GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh vi phạm luật an toàn giao thông minh hoạ?

* Hoạt động 4. HDHS giải ô chữ.

- GV trình chiếu PowerPoint trò chơi ô chữ?

- Hàng ngang 1: (9 chữ cái) Một dồ vật khi đi xe máy bắt buộc phải có.

- Hàng ngang 2: (10 chữ cái) Khi đi đường một chiều ta thường thấy biển này.

- Hàng ngang 3: (10 chữ cái) Khi đến các đường giao nhau trong thành phố, thị xã người tham gia giao thông phải thực hiện theo...

- Hàng ngang 4: (15 chữ cái) Đây là nơi tập trung đông người để mua bán gây cản trở giao thông.

- Hàng ngang 5: (8 chữ cái) Đây là một trong những phương tiện tham gia giao thông gây ô nhiễm môi trường.

- Hàng ngang 6: (16 chữ cái) đây là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

- Hàng ngang 7: (13 chữ cái) Cấm..... ra đường.

- Hàng ngang 8: (15 chữ cái) Khi đi đến các đường cua gấp, đường trơn ta thường thấy biển này.

- Hàng ngang 9: (7 chữ cái) Là một trong những chất bị cấm khi tham gia giao thông không được uống.

- Hàng ngang 10: (15 chữ cái) Khi đang đi xe máy cấm nghe....

- Hàng ngang 11: (5 chữ cái) Cấm không được ..... đông người trên đường quốc lộ.

- Hàng ngang 12: (12 chữ cái) Khi đi xe đạp cấm....trên đường.

- Hàng ngang 13: (1 chữ cái) Một vật dụng khi đi xe đạp, xe máy không được dùng.

- Hàng ngang 14: (8 chữ cái) Muốn rẽ ta phải....

- Hàng ngang 15: (9 chữ cái) Khi ra đường ưu tiên ta phải....

+ CH: Em hãy đọc ra ô chữ hàng dọc?

+ CH: Trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tai nạn giao thông?

1. Bài tập trắc nghiệm.

Đáp án: d

2. Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng

* Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.

* Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống.

* Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành trình.

3. Bài tập tình huống.

a. Tình huống 1.

* Các cách ứng xử có thể có:

- Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng.

- Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng.

- Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó.

- Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý.

b. Tình huống 2.

* Không đồng ý với ý kiến trên vì:

- Người đi xe đạp có lỗi (không đi đúng phần đường của mình) gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình.

- Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp.

- Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm.

c. Tình huống 3.

*H đã vi phạm quy định về an toàn giao thông.

- Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55 Luật GTĐB.

- Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi.
- Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu (bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt (không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước đã tránh về bên phải), phải vượt về bên trái.

4. Trò chơi ô chữ.

- Hàng ngang 1: Mũ bảo hiểm.

- Hàng ngang 2: Biển báo cấm.

- Hàng ngang 3: Tín hiệu đèn.

- Hàng ngang 4: Họp chợ trên đường.

- Hàng ngang 5: Xe gắn máy.

- Hàng ngang 6: Phóng nhanh vượt ẩu.

- Hàng ngang 7: Chăn thả gia súc.

- Hàng ngang 8: Biển báo nguy hiểm.

- Hàng ngang 9: Rượu bia.

- Hàng ngang 10: Điện thoại di động.

- Hàng ngang 11: Tụ tập.

- Hàng ngang 12: Dàn hàng ngang.

- Hàng ngang 13: Ô

- Hàng ngang 14: Xin đường.

- Hàng ngang 15: Giảm tốc độ.

- Ô chữ hàng dọc: an toàn giao thông.

4. Củng cố:

  • CH: Bản thân em sẽ làm gì để chấp hành đúng luật an toàn giao thông?
  • CH: Để mọi người chấp hành đúng luật an toàn giao thông chúng ta phải làm gì?

5. Hướng dẫn về nhà:

Ôn tập chuẩn bị thi học kì?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm