Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học 8 bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

Giáo án Hóa học 8 bài 27

Giáo án Hóa học 8 bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy là tài liệu tham khảo giúp học sinh biết được phương pháp điều chế khí oxi, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và sản xuất khí oxi trong công nghiệp. Biết phản ứng phân huỷ là gì, biết lấy ví dụ về phản ứng phân huỷ và viết phương trình hoá học.

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8

Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết:

  • Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
  • Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa.
  • Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng:

  • Quan sát và tổng hợp kiến thức qua thao tác thí nghiệm biểu diễn của GV.
  • Lắp ráp thiết bị điều chế khí oxi và cách thu khí oxi.
  • Sử dụng các thiết bị như: đèn cồn, kẹp ống nghiệm và ống nghiệm.
  • Viết PTHH và tính toán.

3. Thái độ:

Hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Hóa chất

Dụng cụ

- KMnO4

- Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm.

- KClO3

- Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất.

- MnO2

- Diêm, que đóm, bông.

2. Học sinh:

  • Làm bài tập 1,2b,3,5 SGK/ 91
  • Đọc bài 27 SGK / 92,93

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

GV kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Ôxít chia làm máy loại? Đọc tên các ôxít sau: Fe2O3; SO2; P2O5; CuO.

3. Vào bài mới

Như cac em đã biết khí oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh. Nhưng trong hóa học thì khí oxi được điều chế như thế nào? Một số phản ứng phân hủy để tạo ra khí oxi ra sao? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế oxit trong phòng thí nghiệm. (10’)

- Theo em những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

- Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi?

- Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi?

- Trong các giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao?

- Những chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3 → được chọn làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92.

- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm có tàn than hồng.

- Những hợp chất làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất có nguyên tố oxi.

- SO2, P2O5, Fe3O4, CaO, KClO3, KMnO4, …

- Những hợp chất có nhiều nguyên tử oxi: P2O5, Fe3O4, KClO3, KMnO4, → hợp chất giàu oxi.

- Trong các giàu oxi, chất kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4

- 1- 2 HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92 → làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp.

I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.

- Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.

Viết PTPƯ

Điều chế O2 từ KMnO4 và KClO3.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm