Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 8 học kì 2 theo Công văn 5512

Giáo án học kì 2 lớp 8 môn Hóa học

Giáo án môn Hóa học lớp 8 học kì 2 theo Công văn 5512 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục là mẫu giáo án điện tử lớp 8 hay dành cho các thầy cô tham khảo nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như góp phần nhỏ giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Mời quý thầy cô tải tài liệu miễn phí.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

CHỦ ĐỀ: OXI

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8

Thời gian thực hiện: 3 tiết

A. KẾ HOẠCH CHUNG

Phân phối thời gian

Tiến trình dạy học

Tiết 1

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KT1: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi (tác dụng với kim loại)

Tiết 2

KT2: Tính chất hoá học (tác dụng với phi kim, tác dụng với hợp chất), sự oxi hoá – phản ứng hoá hợp. Khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit.

Tiết 3

KT3: Điều chế oxi – Phản ứng phân huỷ.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

HS trình bày được:

- Tính chất hóa học của oxit: Tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất.

- Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bzơ.

- Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi.

- Điều chế oxi, phản ứng phân huỷ.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của oxit.

- Đọc tên, phân loại oxit. Viết các phương trình phản ứng hoá học, tính toán theo phương trình.

- Phân loại phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

- Có khả năng nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

- Làm các bài tập tính toán có liên quan.

2. Về năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng CNTT và TT

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hoá chất: Oxi, dây sắt, mẩu C, lưu huỳnh, KMnO4

- Thiết bị: Tivi (máy chiếu).

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút.

2. Học sinh:

Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bài

Hoạt động 1: Khởi động (2’)

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chủ đề.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới,

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Có một nguyên tố hoá học phổ biến thứ 3 trong vũ trụ sau hidro và heli mà tên gọi của nó theo tiếng Pháp có nghĩa là “dưỡng khí”. Đó chính là nguyên tố oxi. Vậy oxi có tính chất vật lí, hoá học nào? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống? Làm thế nào để sản xuất, điều chế oxi? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua chuyên đề “Oxi”

- GV đặt câu hỏi liên quan đến kí hiệu hoá học, nguyên tử khối, CTPT của oxi.

- HS lên bảng.

- HS: Chú ý lắng nghe.

- HS trả lời

Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Tính chất vật lí của oxi

a. Mục tiêu:

HS trình bày được:

- Tính chất vật lí của oxi.

b. Nội dung: quan sát khí oxi, làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu

c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất vật lí của oxi.

d. Tổ chức thực hiện: Trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA OXI

GV chiếu sile về dạy học dự án “Tính chất vật lí của oxi”

Gọi HS đọc lại ND dự án đã giao nhiệm vụ cho HS từ giờ học trước.

- GV thu sản phẩm dự án của các nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chốt kiến thức.

- HS: đọc bài.

Mỗi nhóm được nhận 1 lọ khí oxi, nghiên cứu, tìm hiểu: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tỉ khối với không khí, tính tan trong nước.

- Nhóm trưởng nộp sản phẩm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả dự án (dùng bảng phụ, thuyết trình, trình chiếu powerpoint…)

- HS: Lắng nghe và ghi bài.

I. Tính chất vật lí của oxi

- Oxi là chất khí khôn màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí

dO2/kk = 32/29 > 1

- Khí oxi ít tan trong nước, oxi hoá lỏng ở - 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

Hoạt động 2.2 Tính chất hoá học của oxi

. Mục tiêu:

HS trình bày được:

- Tính chất hoá học của oxi.

b. Nội dung: học tập theo góc, làm thí nghiệm, quan sát video, làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu

c. Sản phẩm: Tìm ra tính chất hoá học của oxi.

d. Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 góc, HS cùng tìm hiểu về một nội dung tính hất hoá học của oxi bằng ba hình thức khác nhau. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Hóa học lớp 8 học kì 2 theo Công văn 5512, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được VnDoc.com cập nhật liên tục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm