Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học 8 bài 26: Oxit

Giáo án Hóa học 8 bài 26

Giáo án Hóa học 8 bài 26: Oxit có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài 26: OXIT

Ngày soạn: .../.../20...

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • HS nắm được khái niệm sự ô xít, sự phân loại ô xít và cách gọi tên ô xít.
  • Nắm được kỹ năng lập CTHH của ô xít

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH và CTHH

3. Giáo dục: Giáo dục tính cẩn thận.

B. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

2. HS: Chuẩn bị bài mới.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định: (1 phút) Nắm sĩ số: 8A:............8B…….

II. Kiểm tra bài cũ:

* Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp - Cho VD.

  • Nêu định nghĩa sự ô xi hoá? Cho VD.
  • Ghi vào bảng phải, học bài mới.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại và tên gọi của oxit.

2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*. Hoạt động1:

- GV VD ở (1). Giới thiệu: Các chất tạo thành ở các PƯHH trên thuộc loại oxit.

? Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó.

(Phân tử có 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi)

- Gọi 1 HS nêu định nghĩa oxit.

* GV đưa bài tập: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit.

H2S, CO, CaCO3, ZnO, Fe(OH)2, K2O, MgCl2, SO3, Na2SO4, H2O, NO.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng trả lời.

? Vì sao các hợp chất H2S, Na2SO4 không phải là oxit.

*. Hoạt động2:

- GV yêu cầu HS nhắc lại:

+ Qui tắc hoá trị áp dụng đối với hợp chất hai nguyên tố.

+ Thành phần của oxit.

*. Hoạt động 3:

- Yêu cầu HS viết công thức chung của oxit.

- GV cho HS quan sát VD (Phần I).

? Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành mấy loại chính.

- GV chiếu lên màn hình.

? Em hãy cho biết kí hiệu về một số phi kim thường gặp.

- Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit axit.

- GV giới thiệu một số oxit axit và các axit tương ứng của chúng.

* GV lưu ý: Một số KL ở trạng thái hoá trị cao cũng tạo ra oxit axit.

VD: Mn2O7 axit pemanganic HMnO4.

CrO3 axit cromic H2CrO3.

? Em hãy kể tên những kim loại thường gặp.

- Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit bazơ.

- GV giới thiệu một số oxit bazơ và các bazơ tương ứng của chúng.

- GV chiếu lên màn hình nguyên tắc gọi tên oxit.

- Yêu cầu HS gọi tên các oxit bazơ ở phần III b.

- Nêu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị và phi kim nhiều hoá trị.

? Em hãy gọi tên của FeO, Fe2O3, CuO, Cu2O.

- GV giới thiệu các tiền tố (tiếp đầu ngữ)

- Yêu cầu HS đọc tên: SO2, CO2, N2O3, N2O5.

* BT:Trong các o xit sau, oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ: SO3, Na2O, CuO, SiO2.

Hãy gọi tên các oxit đó.

I. Định nghĩa:

* VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...

* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

II. Công thức:

* Công thức chung:

MnxOIIy → x.n = y.II

III. Phân loại:

* 2 loại chính:

+ Oxit axit.

+ Oxit bazơ.

a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit

Zn(OH)2.

IV. Cách gọi tên:

* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.

VD: K2O : Kali oxit.

MgO: Magie oxit.

+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:

Tên oxit bazơ:

Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.

- FeO : Sắt (II) oxit.

- Fe2O3: Sắt (III) oxit.

- CuO : Đồng (II) oxit.

- Cu2O : Đồng (I) oxit.

+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:

Tên oxit bazơ:

Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử

oxi).

Tiền tố:

- Mono: nghĩa là 1.

- Đi: nghĩa là 2.

- Tri: nghĩa là 3.

- Tetra: nghĩa là 4.

- Penta: nghĩa là 5.

- SO2: Lưu huỳnh đioxit.

- CO2: Cacbon đioxit.

- N2O3: Đinitơ trioxit.

- N2O5: Đinitơ pentaoxit.

* HS làm vào vở.

IV. Củng cố:

  • HS nhắc lại nội dung chính của bài:
    • Định nghĩa oxit?
    • Phân loại oxit.
    • Cách gọi tên oxit.
  • Yêu cầu HS làm các bài tập sau:

* Bài tập 1: Cho các oxit có CTHH sau:

1. SO2; 2. NO2; 3. Al2O3; 4. CO2; 5. N2O5; 6. Fe2O3; 7. CuO; 8. P2O5; 9. CaO; 10. SO3.

a. Những chất nào thuộc loại oxit axit:

A. 1, 2, 3, 4, 8, 10.                            B. 1, 2, 4, 5, 8, 10.

C. 1, 2, 4, 5, 7, 10.                             D. 2, 3, 6, 8, 9, 10.

b. Những chất nào thuộc loại oxit bazơ:

E. 6, 7, 9, 10.                                      G. 3, 4, 5, 7, 9.

G. 3, 6, 7, 9.                                        H. Tất cả đều sai.

* Bài tập 2: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây:

A. CuO            B. ZnO                C. PbO               D. MgO               E. CaO

V. Dặn dò:

  • Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
  • Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 91).

---------------------

Ngoài Giáo án Hóa học 8 bài 26: Oxit, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được VnDoc.com cập nhật liên tục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm