Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trọn bộ giáo án môn Đại số lớp 8 học kì 2

Giáo án học kì 2 lớp 8 môn Toán

Trọn bộ giáo án môn Đại số lớp 8 học kì 2 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục là mẫu giáo án điện tử lớp 8 hay dành cho các thầy cô tham khảo nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như góp phần nhỏ giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Mời quý thầy cô tải tài liệu miễn phí.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

Tiết 41. §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu:

a/ Kiến thức: Hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.

b/ Kỹ năng: Biết cách kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.

c/ Thái độ: Hiểu được khái niệm hai phương trình tương đương.

d. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực sử dụng các kí hiệu Toán học, các công thức Toán học.

2. Chuẩn bị:

a/ GV: Phấn màu, thước thẳng. Bảng phụ ghi các kết luận và bài tập

b/ HS: Thước có chia độ, máy tính bỏ túi. Chuyển bị câu hỏi ôn tập vào vở.

3. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho HS

a) Các hoạt động đầu giờ (5 phút)

* Kiểm tra bài cũ:

*) Đặt vấn đề: "Giới thiệu khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan". ở lớp dưới chúng ta đã giải nhiều bài toán tìm x, nhiều bài toán đố. Ví dụ, ta có bài toán:

“Vừa gà vừa chó

Bó lại cho tròn

Ba mươi sáu con

Một trăm chân chẵn

Hỏi có mấy gà, mấy chó ?"

Đó là một bài toán cổ rất quen thuộc ở Việt Nam.

- GV: "Ta đã biết cách giải bài toán trên bằng phương pháp giả thuyết tạm; liệu có cách giải khác nào nữa không và bài toán trên liệu có liên quan gì với bài toán sau: Tìm x, biết: 2x + 4(36 – x) = 100? Học xong chương này ta sẽ có câu trả lời".

b. Dạy nội dung bài mới: (30 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ghi bảng

Hoạt động 1: Phương trình một ẩn( 20 phút)

MT: Hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.

1: "Giới thiệu khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan".

- GV: đặt vấn đề: "Có nhận xét gì về các hệ thức sau:

2x + 5 = 3(x – 1) + 2 ; x2 + 1 = x + 1;

2x5 = x3 + x;

- GV: "Mỗi hệ thức trên có dạng A(x) = B(x) và ta gọi mỗi hệ thức trên là một phương trình với ẩn x?"

- Lưu ý HS các hệ thức:

x + 1 = 0; x2 – x = 100

cũng được gọi là PT một ẩn.

- GV: "Hãy tìm giá trị của vế trái và vế phải của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2

tại x = 6; 5; -1".

- GV: "Trong các giá trị của x nêu trên, giá trị nào khi thay vào thì vế trái, vế phải của phương trình đã cho có cùng giá trị".

-GV: "Ta nói x = 6 là một nghiệm của pt:

2x + 5 = 3(x –1) + 2

x = 5; x = -1 không phải nghiệm của pt trên".

Cho HS thảo luận nhóm ?3

GV: Nêu chú ý

- GV: "Hãy dự đoán nghiệm của các phương trình sau:

a. x2 = 1

b. (x – 1)(x + 2)(x – 3) = 0

c. x2 = -1

Hoạt động cá nhân

- HS thực hiện cá nhân ?1 (có thể ghi ở bảng phu.

- HS làm việc cá nhân rồi trao đổi ở nhóm.

- HS trả lời.

- HS thực hiện ?1

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

- HS thảo luận nhóm và trả lời.

1. Phương trình một ẩn (20 phút)

Một phương trình với ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x), trong đó:

A(x): Vế trái của phương trình.

B(x): vế phải của phương trình.

Ví dụ:

2x + 1 = x;

2x + 5 = 3(x – 1) + 2;

x – 1 = 0;

x2 + x = 10

là các phương trình một ẩn.

?1.

a)Phương trình với ẩn y: 3y + 1= 10

b)Phương trình ẩn u: 6u+2 = -5u + 9

?2. Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x - 1) + 2

Khi x = 6: VT= 2.6 + 5 = 17

VP = 3(6 - 1) + 2 = 17

Ta thấy 2 vế của phương trình nhận cùng 1 giá trị khi x = 6

Ta nói rằng số 6 thỏa mãn (hay nghiệm đúng) phương trình đã cho

và gọi 6 (hay x = 6) là một nghiệm của phương trình đó.

?3. Cho phương trình:2(x+2)-7 =3 -x

a)x = -2: VT = -7: VP = 5

x = -2 không thỏa mãn pt

b)x = 2 có là nghiệm của pt

*Chú ý:

a) Hệ thức x = m cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.

b) Một phương trình thì có thể có 1 nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm… nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.

VD2:

a) x2 = 1 có hai nghiệm là

x = 1 và x = -1

b. (x – 1)(x + 2)(x – 3) = 0 có ba nghiệm là x =1; x = -2 ; x = 3

c. x2 = -1 vô nghiệm

Hoạt động 2: Giải phương trình: (5 phút)

MT: Biết cách kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.

"Giới thiệu thuật ngữ lập nghiệm, giải phương trình".

- GV: Cho HS đọc mục 2 giải phương trình.

- GV: "Tập nghiệm của một phương trình, giải một phương trình là gì?".

- GV: Cho HS thực hiện ?4.

- HS tự đọc phần 2, rồi trao đổi nhóm và trả lời.

- HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời.

2. Giải phương trình: (5 phút)

a. Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình "ký hiệu là S" được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.

Ví dụ:

- Tập nghiệm của phương trình

x = 2 là S = {2}

- Tập nghiệm của phương trình

x2 = -1 là S =

b. Giải một phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.

Hoạt động 3: Phương trình tương đương (5 phút)

MT: Hiểu KN phương trình tương đương

"Giới thiệu khái niệm 2 phương trình tương đương".

- GV: "Có nhận xét gì về tập nghiệm của các cặp phương trình sau:

1. x = -1 và x + 1 = 0

2. x = 2 và x – 2 = 0

3. x = 0 và 5x = 0

4. và

- GV: "Mỗi cặp phương trình nêu trên được gọi là 2 phương trình tương đương, theo các em thế nào là 2 phương trình tương đương?".

- GV: Giới thiệu khái niệm hai phương trình tương đương

- HS làm việc theo nhóm 2 em.

3. Phương trình tương đương

( 5phút)

Hai phương trình tương đương "ký hiệu " là 2 phương trình có cùng tập nghiệm.

Ví dụ:

x + 1 = 0 x – 1 = 0

x = 2 x – 2 = 0

x = 0 5x = 0

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu, mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Trọn bộ giáo án môn Đại số lớp 8 học kì 2, mời các bạn tham khảo thêm giáo án điện tử lớp 8 các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh ... và đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 đã được VnDoc.com cập nhật liên tục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Toán lớp 8

    Xem thêm