Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Trình bày được những nét chính của phong trào Ngũ Tứ và phong trào cách mạng trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX)
  • Nêu được nét chính của phong trào cách mạng Ấn Độ.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của SKLS.
  • Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu.

3. Thái độ:

  • Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
  • Nhận thức sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên

  • Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử của Mao Trạch Đông, M.Ganđi.
  • Đoạn trích “Cương lĩnh của ĐCS TQ” (tháng 7/1922), Tư tưởng của M.Ganđi.

2. Học sinh: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (0').

3. Vào bài mới:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918 kéo dài suốt 20 năm đến Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, châu Á đã có những biến chuyển to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điều đó đã khiến cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới, ta tìm hiểu điều này qua phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ - hai nước lớn ở khu vực châu Á.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV – HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

- GV nêu câu hỏi gợi ý HS nhớ lại những kiến thức về lịch sử Trung Quốc thời phong kiến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

(?) Những hiểu biết về Trung Quốc trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

- HS trả lời những hiểu biết của mình. GV chốt ý.

- GV yêu cầu HS tự đọc SGK để suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

(?) Nét chính của phong trào “Ngũ Tứ” (nguyên nhân, lực lượng tham gia, địa bàn, mục đích)?

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

(?) Nét mới của phong trào này?

- HS trả lời, tranh luận bổ sung rồi GV chốt lại: + Giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập).

+ Mục tiêu: chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911.

(?) Ý nghĩa của sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc (7/1921)?

- HS trả lời:

+ Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.

+ Mở ra thời kỳ GCVS đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

- GV: Sau khi ĐCSTQ thành lập, tiến trình lịch sử cách mạng Trung Quốc gắn liền với các cuộc nội chiến (giữa lực lượng cộng sản với lực lượng Quốc dân Đảng). Trong quá trình này, lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã trải qua những cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn gian khổ nhưng đã dần lớn mạnh, trưởng thành và tiến tới giành thắng lợi. Trong những năm 1924 - 1927, cuộc nội chiến lần thứ nhất đã diễn ra mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và cuộc nội chiến lần thứ hai (còn gọi là nội chiến Quốc cộng) (1927 - 1937).

- HS theo dõi SGK trình bày tóm tắt nguyên nhân và diễn biến hai cuộc nội chiến. GV chốt ý và ghi bảng.

Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân

(?) Nguyên nhân, diễn biến phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Gandi với đường lối “bất bạo động, bất hợp tác”.

- GV bổ sung và nhấn mạnh: Cuối năm 1925 Đảng Cộng sản ra đời nhưng trong bối cảnh lịch sử ở Ấn Độ, chính Đảng công nhân chưa nắm quyền lãnh đạo CM giải phóng dân tộc.

(?) Nội dung chủ yếu phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1929 - 1939?

- HS dựa vào SGK trả lời.

(?) Tại sao Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng hòa bình?

- Xuất phát từ tư tưởng của M.Ganđi, gia đình ông theo Ấn Độ giáo. Giáo lý của phái được xây dựng trên hai nguyên tắc chủ yếu:

+ Ahimsa: Tránh làm điều ác, kiêng ăn thịt, tránh sát hại sinh linh.

+ Satiagiaha: Kiên trì chân lý, kiên trì tin tưởng, không dao động và mất lòng tin sẽ thực hiện mong muốn.

=> 1929 - 1939: Phong trào bất hợp tác với thực dân Anh do Ganđi khởi xướng đã được mọi người ủng hộ. Ông gửi trả phó vương Ấn Độ 2 tấm huy chương cùng tấm bài vàng mà chính phủ Anh tặng. Một số người trả lại văn bằng, chức sắc. Con ông là trạng sư ở Cancútta trả bằng, không bước vào tòa án người Anh. HS bỏ học, tự mở trường riêng dạy lẫn nhau...

I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939)

1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Nguyên nhân:

+ Phản đối âm mưu các nước đế quốc.

+ Ảnh hưởng CM tháng Mười Nga (1917).

- Diễn biến: 4/5/1919, phong trào bùng nổ.

- Phạm vi: từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố.

- Lực lượng: thanh niên, sinh viên, công nhân.

- Mục tiêu: chống đế quốc và phong kiến.

- Hình thức: biểu tình.

- Tính chất: là cuộc CM dân chủ TS kiểu mới.

- Ý nghĩa:

+ Mở đầu PTCM chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc.

+ Khẳng định vai trò CM của GC công nhân.

+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng TQ.

+ Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy sự ra đời của ĐCS TQ (7/1921).

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 -1937)

- 1926 – 1927 Quốc – Cộng hợp tác tiến hành Chiến tranh Bắc phạt tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc.

+ 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch phản bội, tiến hành chính biến ở Thượng Hải.

- Từ 1927 – 1937, nội chiến Quốc - Cộng.

+ 1934 – 1935 Quốc dân Đảng càn quét lần 5, ĐCS bị tổn thất nặng.

+ 10/1934 Hồng quân công nông tiến hành Vạn lí trường chinh.

+ 1/1935 Mao Trạch Đông lãnh đạo ĐCS.

- Tháng 7/1937: NB xâm lược, nội chiến kết thúc. Quốc – Cộng hợp tác để chống Nhật.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939)

1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 - 1929

- Nguyên nhân: Thực dân Anh vơ vét, bóc lột thuộc địa để bù đắp thiệt hai sau CTTG I.

- Thời gian: 1918 – 1929

- Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Ganđi

- Hình thức: Phong phú (biểu tình, bãi công, bãi khóa, không nộp thuế…)

- Lực lượng: nông dân, công nhân, thị dân.

- Kết quả: Thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (12/1925).

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939

- Nguyên nhân: Hậu quả của khủng hoảng KTTG 1929 – 1933.

- Thời gian: 1929 – 1939.

- Lãnh đạo: Gandi và Đảng Quốc đại.

- Mục tiêu: giành độc lập hoàn toàn cho ÂĐ.

- Hình thức: Bất hợp tác với thực dân Anh.

- Khi CTTG II bùng nổ, phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới.

5. Củng cố, dặn dò:

  • Nắm được phong trào độc lập dân tộc giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) ở Ấn Độ Và Trung Quốc.
  • Thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ trong các phong trào đấu tranh.
  • Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 16

Để có kết quả học tập lớp 11 tốt nhất, mời các bạn tham khảo thêm các bài tiếp theo tại:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm