Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Trình bày được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội.
  • Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử.
  • Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.

3. Thái độ:

  • Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật.
  • Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên

  • Lược đồ Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939.

2. Học sinh: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Nêu các GĐPT của LS nước Mĩ trong giai đoạn giữa hai cuộc CTTG 1918 - 1939.

(?) Em hãy nêu nội dung và tác động của Chính sách mới của Rudơven?

3. Vào bài mới:

Nhật Bản là nước “sinh sau đẻ muộn” nhưng đã vươn lên nhanh chóng trong thế giới tư bản. Sau CTTG I, Nhật Bản là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều nguồn lợi mà hầu như không mất mát gì. Cùng với Mĩ, Nhật Bản cũng bước qua nhiều bước thăng trầm, nhưng liệu Nhật có duy trì được sự phát triển của CNTB như Mĩ không? Nước Nhật có xuất hiện tài năng kiệt xuất như Rudơven không? để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV – HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

- GV treo lược đồ để HS xác định vị trí của NB trong khu vực Châu Á và thế giới.

- GV hướng dẫn HS học SGK để làm rõ nhận định: CTTG I là CT tốt nhất trong LS NB.

- HS nêu một vài nét về NB sau CTTG I: Nền KT phát triển nhanh trong chiến tranh. Khác với nước Mĩ, sự phát triển này tồn tại 18 tháng, sau đó khủng hoảng. Nguyên nhân: hậu quả của trận động đất ở Tôkyô (9/1923: 140000 nguời chết, hàng tỉ đô la tài sản bị tiêu tan)

+ mức tăng dân số nhanh

+ tàn dư PK còn tồn tại.

(?) Hậu quả của sự khủng hoảng?

- HS dựa vào SGK trả lời. GV nhấn mạnh “Bạo động lúa gạo” - phong trào đấu tranh mang tính quần chúng rộng lớn (10 triệu).

(?) Tình hình NB những năm 1924 – 1929?

- HS dựa vào SGK trả lời.

(?) Tại sao sau CT, cùng có lợi như nhau mà KT Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định còn kinh tế Mĩ phát triển ổn địn?.

+ Mĩ : chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn.

+ Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, NN trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp

Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân

(?) Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế Nhật như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời.

(?) Hậu quả của khủng hoảng KT ở Nhật?

- GV nhấn mạnh hậu quả đã đè lên vai người lao động => mâu thuẫn xã hội gay gắt.

(?) Vì sao Nhật Bản lại quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

- HS trả lời, GV chốt ý: Giống nước Đức, Nhật là nước TB trẻ, chậm trễ trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa. Nhật lại khan hiếm nguyên liệu, sức mua trong nước rất thấp. Ở Nhật vốn có truyền thống quân phiệt hiếu chiến, nhu cầu thị trường thuộc địa rất lớn. Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- GV yêu cầu HS đọc SGK phần chữ nhỏ để thấy được đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.

- GV khai thác kênh hình 38: quân đội Nhật chiếm Mãn Châu.

(?) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản?

- GV gợi ý: về mức độ? hình thức đấu tranh? lãnh đạo? mục đích đấu tranh? lực lượng tham gia? tác động?

- HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.

I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929

1. Nhật Bản trong những đầu sau chiến tranh (1918 - 1923)

- KT:

+ Là nước thu nhiều lợi sau chiến tranh.

+ 1914 – 1919, kinh tế phát triển vượt bậc.

- CT – XH: Tàn dư phong kiến còn tồn tại, ĐS của người LĐ không được cải thiện.

=> PTĐT của công nhân, nông dân lên cao.

- 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

2. Nhật Bản những năm ổn định 1924 - 1929

- Kinh tế: ổn định tạm thời, sau đó lâm vào khủng hoảng.

+ NN: gặp nhiều khó khăn.

+ CN: phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu, sx suy giảm.

- Chính trị - xã hội:

+ Trước năm 1927, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

+ Từ năm 1927, thực hiện đối nội phản động, đối ngoại hiếu chiến.

+ XH: nạn thất nghiệp tăng nhanh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

- 1929, KT NB khủng hoảng nghiêm trọng.

- Hậu quả: nông dân phá sản, CN thất nghiệp.

=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Để khắc phục những khó khăn, chính quyền Nhật đã quân phiệt bộ máy nhà nước.

- Đặc điểm: quân phiệt bộ máy nhà nước với xâm lược thuộc địa (kéo dài suốt thập niên 30).

- Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm chiếm Trung Quốc.

=> NB trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á và thế giới.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Mức độ: sôi nổi.

- Hình thức: Phong phú (Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân).

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.

- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.

- Lực lượng: Công nhân, nông dân, binh lính, một bộ phận của giai cấp tư sản.

- Tác động: làm chậm quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.

5. Củng cố, dặn dò:

GV nêu một số câu hỏi để củng cố bài học:

  • Khủng hoảng 1929 - 1933 ở Nhật và hậu quả của nó?
  • Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật?

Dặn dò: HS học bài cũ, xem trước bài mới, và làm bài tập.

BTVN: Em có nhân xét gì về việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng của 3 nước Đức, Mĩ, Nhật?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm