Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 2)
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản
- Trình bày được quá trình hoàn thiện đường lối đấu tranh của Đảng qua hội nghị TW 8.
- Trình bày được quá trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
2/ Tư tưởng:
- Bồi dưỡng niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, ý thức độc lập, tự do dân tộc
- Niềm biết ơn và tự hào về tinh thần anh dũng, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng (Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập ...)
3/ Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
- Xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
Bản đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương
III. Hoạt động dạy và học.
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu nguyên nhân thất bại bài học kinh nghiêm, ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới?
3/ Dẫn nhập vào bài mới:
4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung học sinh cần nắm |
Hoạt động 1: Cả lớp cá nhân. - GV: Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước năm 1941 có ý nghĩa thế nào đối với cách mạng Việt Nam? - HS: Bác về nước ở thời điểm rất quan trọng: Thời cơ giành chính quyền đang đến. “30 năm ấy chân không mỏi Mãi đến bây giờ mới tới nơi…” - GV: yêu cầu Hs theo dõi hoàn cảnh triệu tập và nội dung HNTW 8. - HS theo dõi sgk, sau đó GV gọi 1,2 Hs trinh bày. - GV nhận xét và nhận mạnh những ý chính. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được Trích “Văn kiện đảng”. Hoạt động 2: Cá nhân. -GV: em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của hội nghị TW 8? - Hs trả lời. Hoạt động 3: Cả lớp - GV thuyết trình: Công cuộc chuẩn bị KN vũ trang bao gồm các nhiệm vụ chính: + Xây dựng LLCT +XDLLVT +XD căn cứ địa CM. - Từ sau họi nghị TW 8 công cuộc chuẩn bị được đẩy mạnh. Hoạt động 4: Nhóm. - GV: chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: + N1: Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển LLCT +N2: Quá trình hình thành và phát triển của các đội vũ trang. +N3: QTXD và mở rộng căn cứ địa CM. - Các nhóm làm việc và cử đại diện trình bày: - GV: nhận xét chốt ý. Mặt trận VM bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên “Hội cứu quốc” nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” (Văn kiện Đảng) - 8/ 1942 Bác Hồ sang Trung Quốc liên lạc với các lực lượng CM người Việt Nam và bị chính quyền Tưởng bắt giam (14 tháng) => 9/ 1943, Bác được thả. Người ở lại Trung Quốc một thời gian=> 1944 trở lại Cao Bằng. “Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác răng tê tại gông cùm”. - 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm 6 tỉnh Cao –Bắc –Lạng – Hà -Tuyên – Thái (Tân trào là thủ đô khu giải phóng) | 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng CS Đông Dương. + Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài. Ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hội nghị TW VIII. + Từ ngày 10 -> 19-5-1941 Người chủ trì hội nghị TW VIII tại Pắc Bó (Hà Quảng- Cao Bằng). + Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của CM là: Giải phóng dân tộc, tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” - Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất cho mỗi nước ĐD - Tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - Bầu BCHTW mới do đ/c Trường Chinh làm tổng bí thư + Ý nghĩa: - Hội nghị TW VIII là sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng được đề ra từ hội nghị TW VI (11/1939). - Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến thắng lợi của CMt8 – 1945. 4/ Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. - Xây dựng lực lượng chính trị: + 19 -5 -1941 Mặt trận VM được thành lập. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các “hội cứu quốc”. + Năm 1941 - 1942 9 châu ở Cao bằng đều có hội cứu quốc + Tháng 11 - 1943 uỷ ban Việt Minh Cao – Bắc – Lạng thành lập + Ở các nơi khác Đảng tranh thủ tập hợp nhân dân vào các mặt trận cứu quốc - Xây dựng lực lượng vũ trang + Cuối 1940, Đảng chủ trương xây dựng đội du kích Bắc Sơn thành những đội du kích hoạt động ở Bắc Sơn – Vũ Nhai + Đến năm 1941 thống nhất các đội du kích thành “Trung đội cứu quốc quân 1”, 9/ 1941 xây dựng “Trung đội cứu quốc quân 2”. + Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập “Đội tự vệ vũ trang” - Xây dựng căn cứ cách mạng + Bắc Sơn – Vũ Nhai và Cao Bằng là hai căn cứ đầu tiên của cách mạng. + 2/ 1944, căn cứ cách mạng được mở rộng ở những tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn. b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - 7/ 5/ 1944, tổng bộ Việt minh ra chỉ thị chuẩn bị khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân sắm sửa vũ khí đuổi kẻ thù chung, không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục. - 22/ 12/ 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và hai ngày sau đã hạ được đồn Phay – Khắt và Nà Ngần làm địch hoang mang lo sợ. |
5/ Sơ kết tiết học:
Củng cố: Học sinh trình bày những nội dung của hội nghị TW VIII. So sánh với NHTW VI.
Dặn dò: