Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức:
Học sinh nắm được các nội dung cơ bản:
- Sự tác động của yếu tố khách quan đối với phong trào dân chủ những năm 1936 – 1939. Sự chuyển hướng sách lược đúng đắn của Đảng.
- Mục tiêu, hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 – 1939. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1936 – 1939.
2/ Giáo dục tư tưởng: Niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng. Bồi dưỡng lòng nhiệt tình cách mạng của công dân trong thời kì mới.
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. So sánh chủ trương sách lược của Đảng trong hai thời kì: 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
Các tác phẩm văn học, hồi kí trong thời kì 1936-1939 (Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố ...), thơ Tố Hữu (Từ ấy).
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày nội dung và phân tích những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930.
- Nội dung ý nghĩa của đại hội Đảng lần thứ I tháng 3-1935.
3/ Dẫn nhập vào bài mới.
4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung học sinh cần nắm |
Hoạt động 1: cả lớp – cá nhân. - GV thuyết trình: Thời kì này tình hình thế giới co nhiều biến chuyển. - Gv: những SKLS thế giới nào tác động tới VN? - Hs nhớ lại kiến thức cũ, kết hợp tìm hiểu sgk trả lời. - Gv yêu cầu hs theo dõi sgk tìm hiểu Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam. - Hs theo dõi sgk trả lời. - Gv minh hoạ thêm Chính quyền thực dân tăng thuế, giá sinh hoạt đắt đỏ => Tác động đến các tầng lớp nhân dân: Giá sinh hoạt 6-1939 tăng 40% so với 1938 và 177% so với 1914 Hoạt động 2: cả lớp – cá nhân. - Gv: Đường lối, chủ trương của Đảng được đề ra trong hội nghị tháng 7-1936 ntn? So sánh với chủ trương trong thời kì 1930-1931. + Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh + Phương pháp, hình thức đấu tranh + Hình thức tổ chức -Hs trả lời. - Gv: Trong những năm 1936-1939, Đảng CS Đông Dương đã thay đổi về chủ trương sách lược đấu tranh. Theo em vì sao có sự thay đổi đó ? -Hs trả lời. -Gv : Việc thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương có ý nghĩa gì? - HS trả lời: Mặt trận nhằm tập hợp, đoàn kết các lực lượng yêu nước để đấu tranh vì mục tiêu chung. Hoạt động: - GV: chia lớp thành 2 nhóm - HS: nhóm sau đó giao nhiệm vụ: + N1: tìm hiểu về PT “Đông Dương đại hội”. + N2: tìm hiểu về PT đấu tranh đòi quyền tự do, dân - Gv: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-1939? - Hs trả lời: + Quy mô: rộng lớn (cả nước) + Lực lượng: đông đảo, thu hút mọi giai cấp, tầng lớp + Hình thức: phong phú, sáng tạo (nêu cụ thể) - Gv: Từ cuối 1938, phong trào dân chủ dần thu hẹp và xuống dần. Đến năm 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, phong trào chấm dứt. - Gv: Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939. Vì sao nói phong trào là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám? - Hs trả lời: | I. Việt Nam trong những năm 1936-1939 1/ Tình hình chính trị a/ Thế giới: - Chủ nghĩa phát xít ra đời chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới. - 7-1935, đại hội VII của quốc tế cộng sản tại Matxcơva thông qua đường lối đấu tranh mới - 4-1936, mặt trận nhân dân cầm quyền ở Pháp ban bố những chính sách tiến bộ b/ Việt Nam: - Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam có một số thay đổi (nới rộng một số quyền tự do dân chủ, thả nhiều tù chính trị, lập uỷ ban điều tra tình hình thuộc địa, thi hành một số cải cách) => Thuận lợi cho cách mạng. 2/ Tình hình kinh tế – xã hội: a/ Kinh tế: - Có sự phục hồi và phát triển tuy nhiên chỉ tập trung ở một số ngành phục vụ cho nhu cầu chiến tranh b/ Xã hội: - Đời sống của các tầng lớp nhân dân vẫn cực khổ và có nhiều khó khăn (đặc biệt là giai cấp công-nông) do thất nghiệp, đói kém, nợ nần ... II. Phong trào DC những năm 1936-1939 1/ Chủ trương của Đảng trong thời kì 1936-1939: - 7-1936, Hội nghị ban chấp hành TW tại Thượng Hải – Trung Quốc đã đề ra đường lối, phương pháp đấu tranh trong thời kì mới.Hội nghị TW các năm 1937, 1938 bổ sung và phát triển hội nghị TW 1936 - Nội dung: + Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chiến tranh đòi tự do, dân sinh dân chủ cơm áo hoà bình + Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp + Tổ chức: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông dương => Mặt trận thống nhất dân chủ Đông dương gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương (3-1938) 2/ Những phong trào tiêu biểu Phong trào Đông Dương đại hội: - Đảng phát động tổ chức quần chúng họp thảo “dân nguyện” gửi đến phái đoàn Quốc hội Pháp đòi dân sinh, dân chủ. - Phong trào khởi đầu Nam Kì: với sự thành lập của các “Uỷ ban hành động” => Sau đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam ... =>Trung kì (Quảng Trị, Quảng Nam...). Pháp phải nhượng bộ, cho công nhân làm 8 giờ 1 ngày, cho nghỉ ngày chủ nhật và nghỉ phép, ân xá tù chính trị. Phong trào phát triển mạnh. Pháp đã đàn áp, cấm hoạt động. Phong trào đấu tranh đòi tự do dân sinh dân chủ. - Đây là phong trào diễn ra đồng thời với phong trào “ĐDĐH” và xuyên suốt trong suốt thời kì 1936-1939 đan xen với các phong trào khác - Phong trào tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia (Nông dân, công nhân, tiểu thương, học sinh-sinh viên ...) 3. Ý nghĩa, Bài học kinh nghiệm. (sgk) |
5. Kết thúc tiết học:
Củng cố bài:
- Chủ trương mới của Đảng trong thời kì 1936-1939 được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung của chủ trương đó là gì?
- Vì sao chủ trương mới của Đảng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
- Trình bày nội dung các phong trào đấu tranh thời kì 1936-1939. Nhận xét về quy mô, lực lượng và hình thức đấu tranh.
- Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của phong trào Dân chủ 1936-1939
Dặn dò: Học sinh chuẩn bị nội dung tiết 23 bài 16, các câu hỏi giáo khoa.