Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 3)
Giáo án môn Lịch sử lớp 12
Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) (tiết 3) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản
- Trình bày được KN từng phần và những chủ trương của Đảng.
- Phân tích được sự sáng suốt của Đảng trong việc cớp thời cơ phát động khởi nghĩa.
- Trình bày khái quát cuộc tổng KN trong cả nước, diễn biến chính cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
2/ Tư tưởng:
Bồi dưỡng niềm tinh vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình cách mạng, ý thức độc lập, tự do dân tộc
3/ Kĩ năng:
Phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
GV sưu tầm tài liệu, lược đồ liên quan đên bài giảng.
III. Hoạt động dạy và học.
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày quá trình chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
3/ Dẫn nhập vào bài mới:
4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung học sinh cần nắm | TG |
Hoạt động 1: Cả lớp - GV giải thích vì thời cơ khởi nghĩa chưa thật sự chín muồi mà chỉ xuất hiện ở một số địa phương -> Đảng chỉ chủ trương khởi nghĩa từng phần để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. “Đức hàng Nhật cũng cúi đầu Bốn phương châu Á, châu Âu vẫy vùng Đồng cỏ héo đã bùng lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên… …Lời Đảng gọi một ngày sấm nổ Biển người dâng ngập phố ngập đồng Mùa thu cách mạng thành công Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao” Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân. - GV: yêu cầu hs theo dõi sgk để thấy được hoàn cảnh, chủ trương của Đảng trong việc phát động KN từng phần. - HS: theo dõi sgk. - GV: gọi 1,2 Hs trình bày, sau đó gv chốt lại. -GV: yêu cầu Hs theo dõi sgk để thấy được diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. - HS: theo dõi sgk, 1,2 em trình bày. - GV: Nhận xét chốt lại. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân. - GV dẫn dắt: ngay từ trong cao trào kháng Nhật Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh chuẩn bị LLCM tiến tới tổng KN Vũ trang. - GV: công việc chuẩn bị cuối cùng được tiến hành ntn? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV: nhận xét, chốt lại. Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân. - GV: Vì sao Đảng quyết định tổng khởi nghĩa khi Nhật đầu hàng đồng minh? - HS: trả lời “Một khi thời cơ đã qua đi không biết bao giờ sẽ trở lai, hoặc là lúc này hoặc là không bao giờ” (Bác Hồ). - Gv: Nội dung và ý nghĩa của hội nghị toàn quốc và đại hội quốc dân tại Tân trào. - HS dựa vào SGK trình bày nội dung. - Ý nghĩa: thể hiện sự nhất trí của toàn Đảng toàn dân với sự nghiệp giải phóng dân tộc. - GV: Hãy đánh giá những hành động của Đảng trong thời gian này? Hs trả lời. - Gv xử dụng bản đồ treo tường để trình bày diễn biến tổng khởi nghĩa tháng Tám trong cả nước. Liên hệ việc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh nhà . Lưu ý: Ở Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên do quân Tưởng và tay sai vào chiếm đóng từ trước nên ta chưa giành được chính quyền | III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền 1/ Khởi nghĩatừng phần (3/1945 – giữa 8/1945) a/ Hoàn cảnh - Đầu 1945, chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn cuối =>Phe phát xít bị tấn công dồn dập ở châu Âu và châu Á - 8/1944, Pháp được giải phóng => Mâu thuẫn Pháp – Nhật gay gắt - Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp b/ Chủ trương của Đảng - Ngay đêm 9/3 hội nghị mở rộng ban thường vụ TW Đảng tại Đình Bảng – Từ Sơn (Bắc Ninh) - 12/3/1945, TW Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” c/ Cao trào kháng Nhật cứu nước - Ở căn cứ Cao – Bắc – Lạng, chính quyền nhân dân được thành lập ở nhiễu xã – châu - Phong trào phá kho thóc Nhật thu hút hang triệu người tham gia. - Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở một số địa phương như Hiệp Hoà (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh) - 11/3/1945, tù chính trị ở Ba Tơ nổi dậy phá nhà lao, chiếm đồn giặc, lập ra chính quyền CM. Hàng loạt các nhà tù khác ở Nghĩa Lộ, Sơn La, Hoả Lò nổi dậy. - Ở Nam Kỳ, phong trào Việt Minh phát triển mạnh mẽ. * Ý nghĩa: - LLCM phát triển vượt bậc, LL trung gian ngả về CM, quần chúng sẵn sàng nổi dậy tổng KN giành độc lập. - Cao trào chuẩn bị trực tiếp cho CM T8. 2/ Công việc chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng KN. - Từ 15 – 20/4/1945, TW Đảng triệu tập hội nghị quân sự Bắc Kỳ thống Nhất các lực lượng vũ trang, lập ra uỷ ban quân sự Bắc Kỳ. - 16/4/1945, tổng bộ Việt Minh thành lập “uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam”. - 15/5/45 VNTTGPQ và CQQ thống nhất thành VNGPQ. - 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra => Toàn Đảng toàn đan sẵn sàng chờ thòi cơ tổng khởi nghĩa 3/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. a/ Nhật đầu hàng Đồng Minh – Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. - 5/1945, Đức đầu hàng Đồng Minh - 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim và tay sai hoang mang đến cực độ => Thời cơ “Ngàn năm có một đã đến” - Ở trong nước, cao trào cách mạng dâng cao, khí thế cách mạng của quần chúng đang sôi sục sẵn sàng chờ lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng Chủ trương của Đảng - 13/8/1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập uỷ ban khởi nghĩa (23h cùng ngày ra quân lệnh số 1 phát lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc) - 14/8 – 15/8, hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa và thông qua các vấn đề về chính sách đối nội – ngoại sau khi giành chính quyền. - 16 – 17/8/1945, đại hội quốc dân do tổng bộ Việt Minh triệu tập tại Tân Trào. b/ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 - Từ ngày 14/8/1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của TW nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương và vận dụng chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau nhiều huyện, xã ở châu thổ sông Hồng đã tiến hành khởi nghĩa. - Từ 14 – 18/8/1945 đã có bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất (Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam) - 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị giải phóng tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa. - 19/8, giành chính quyền thắng lợi ở thủ đô Hà Nội - 23/8, giành chính quyền ở Huế - 25/8, giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn - 28/8, ở hai tỉnh cuối cùng ở Hà Tiên và Đồng Nai - 30/8, tại Ngọ môn (Huế) vua Bảo Đại đọc lời thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. |
5/ Sơ kết tiết học:
Củng cố:
Dặn dò:
Tài liệu liên quan:
- Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
- Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945)
- Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
- Lý thuyết Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời