Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Con cua
Giáo án mầm non lớp cơm nát
Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Con cua
Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Con cua là tài liệu tham khảo hay. Thông qua bài soạn, giáo viên có thể chủ động quản lý thời gian giảng dạy, chú ý những nội dung trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh. Từ đó, giúp các bé phát huy tính chủ động, tích cực trong giờ học.
Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Chú ếch dễ thương
Giáo án lớp cơm nát (19 - 24 tháng): Bò, ném bóng về phía trước
Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Con cua ngộ nghĩnh
Lớp: 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên con cua.
- Trẻ thuộc bài thơ và biết lmà các động tác minh họa con cua.
- Nhận biết đặc điểm con cua, đọc đúng tên các bộ phận: cái càng, mai, yếm trắng.
- Giáo dục trẻ cẩn thận khi lại gần con cua: bị cua kẹp rất đau.
II. Chuẩn bị:
- Tranh con cua.
- Con cua thật.
- Một số con vật bằng nhựa.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chơi đi chợ
- Cho trẻ xem tranh con cua, trò chuyện và hỏi trẻ về con cua:
- Tên gọi của con cua
- Đặc điểm: có mấy cẳng, mấy càng, có yếm trắng, cua bò như thế nào?
- Cô đọc trẻ nghe: bài thơ “con cua”.
- Cô đọc diễn cảm 2 lần (Cô làm động tác minh học và khuyến khích trẻ làm theo cô)
- Khuyến khích trẻ đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc cá nhân để giúp trẻ phát âm rõ từ ngữ, đọc theo nhóm.
2. Hoạt động 2: Con cua ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ quan sát con cua thật.
- Trò chuyện với trẻ về những gì đã thấy.
- Cua bò như thế nào? Càng đâu? Coi chừng bị cua dùng càng kẹp.
- Cua sống ở đâu? Cách cầm cua để khỏi bị kẹp vào tay.
- Cô cầm cua lên cho trẻ quan sát và cho trẻ thấy rõ càng cua, cẳng, yếm và mắt…
3. Hoạt động 3: Tạo dáng con cua
- Cô và trẻ cùng chơi với các ngón tay, làm cua bò đi chơi cùng cua mẹ, đi kiếm anh. Vừa chơi vừa đọc bài thơ “con cua”
4. Kết thúc