Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án mầm non đề tài: Nặn con thỏ

Chủ đề Thế giới động vật

Giáo án mầm non đề tài: Nặn con thỏ là một trong những đề tài được yêu thích thuộc chủ đề Thế giới động vật với nội dung hữu ích đan xen cùng nhiều hoạt động thể chất giúp các bé nhận biết hình dạng và đặc điểm đặc trưng của con thỏ.

Giáo án mầm non đề tài: Kể chuyện sáng tạo về thế giới động vật

Giáo án mầm non đề tài: Bé tập vẽ đàn gà

Đề tài: NẶN CON THỎ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

  • Nhận biết hình dáng và đặc điểm đặc trưng của con thỏ cùng với nét dễ thương của loài vật nuôi.
  • Rèn kỹ năng nặn cơ bản, phối hợp các chi tiết để tạo thành hình con thỏ thật sinh động.
  • Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn hoàn thành các nhiệm vụ.

II. CHUẨN BỊ:

  • Con thỏ con lông trắng ở trong chuồng hay trong thùng giấy lớn.
  • Mẫu nặn con thỏ, đất nặn, khăn lau, bảng nặn, dĩa tăm, rổ đựng hạt làm mắt thỏ, dĩa đựng các củ cà rốt nặn sẵn.
  • Nhạc cho trẻ nghe bài hát "Chú thỏ con".

III. TIẾN HÀNH:

1. Hoạt động 1: Khám phá

Cô đọc câu đố cho trẻ đoán tên con vật:

"Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng, lông mượt, có tài nhảy nhanh?"

  • Vì sao các bạn nghĩ đó là con thỏ?
  • Gợi ý cho trẻ quan sát con thỏ (đưa chuồng thỏ ra ...)
    • Các bạn nhìn thấy con thỏ thế nào? (mô tả đặc điểm mà trẻ nhìn thấy ...)
    • Đôi tai thỏ có gì đặc biệt? ... Tai thỏ có thính không nhỉ?
  • Cho trẻ xem mẫu nặn con thỏ của cô và cùng trò chuyện xem con thỏ cô nặn thế nào? (có mấy phần? là 2 thỏi đất ra sao? (tròn, không bằng nhau) đầu thỏ cô dùng thỏi đất gì? còn mình thỏ thì sao? (thỏi đất to làm mình; thỏi đất nhỏ làm đầu thỏ).

2. Hoạt động 2: Nặn mẫu

Cô nặn mẫu con thỏ cho trẻ xem

  • Lần 1: Cô nặn kết hợp giải thích cho trẻ cách nặn
    • Các con chia đất thành 2 thỏi đất không bằng nhau
    • Dùng bàn tay xoay tròn các thỏi đất
    • Dùng tăm nối 2 thỏi đất này lại (thỏi nhỏ đặt phía trên làm đầu thỏ; thỏi to đặt phía dưới làm mình thỏ)
    • Lấy thêm ít đất lăn dài, ấn bẹp để làm 2 tai, chân, đuôi thỏ
  • Lần 2: Coâ nặn có phối hợp cùng trẻ
    • Cô vừa làm vừa gợi hỏi trẻ quy trình nặn thỏ
    • Cô gợi ý cho một vài bé nặn giúp cô một số chi tiết: tai, chân, đuôi.
  • Cô cho thỏ vừa nặn vào chuồng (mô hình bày sẳn có cỏ, cây, hoa thấp để khi đặt thỏ vào vẫn thấy được thỏ), gợi ý trẻ đặt 1 củ cà rốt (nặn sẳn) cạnh thỏ.

3. Hoạt động 3: Chú thỏ xinh

  • Cô cho trẻ về bàn theo nhóm, tự đi lấy các dụng cụ cần thiết cho họat động của trẻ (đất nặn, khăn lau, bảng nặn, dĩa tăm, rổ đựng hạt làm mắt thỏ, dĩa đựng các củ cà rốt nặn sẳn).
  • Trong trẻ thực hiện cô quan sát, giúp đỡ, động viên trẻ nặn.
  • Trẻ thực hiện xong đặt sản phẩm vào chuồng theo từng nhóm, gắn tên vào củ cà rốt của thỏ mình.
  • Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của các bạn.

IV. KẾT THÚC: Hát và vận động bài "Chú thỏ con"

"Chú thỏ con, ơi chú thỏ con - Có bộ lông, lông trắng như bông

Mắt của chú, đôi mắt của chú - Màu hồng nhạt như là viên kẹo

Đôi tai chú dài thẳng đứng - Trông thật đẹp í trông thật xinh

Còn cái đuôi chú đang ngoe nguẩy - Ôi dễ thương này chú thỏ con!"

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án - Bài giảng

    Xem thêm