Giáo án mầm non đề tài: Sông và suối
Chủ Đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Giáo án mầm non đề tài: Sông và suối với những nội dung kiến thức hay kết hợp cùng các hoạt động ngoại khóa và cách trình bày khoa học giúp cho các cô giáo dễ dàng thu hút được sự chú ý của trẻ xuyên suốt buổi học cũng như thái độ tích cực học tập, tham gia các trò chơi vận động.
Đề tài: Sông và suối
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết 2 nguồn nước ngọt khác nhau là nước sông và nước suối.
- Nhận biết sự khác nhau về độ lớn giữa sông và suối.
- Nhận biết vai trò quan trọng của nước đối với môi trường.
- Giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước.
II. Chuẩn bị:
- Cho trẻ xem phim về sông và suối.
- Một số hình ảnh của con người trong sinh hoạt và gieo trồng cần đến nước.
- Các hình mang tính giáo dục: tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Sông và suối.
- Cho trẻ xem phim về dòng sông và dòng suối.
- Trò chuyện với trẻ về những gì trẻ quan sát được.
- Con thấy sông và suối như thế nào?
- Sông và suối có gì giống nhau?
- Sông khác suối chỗ nào?
- Gợi ý cho trẻ miêu tả theo sự quan sát của trẻ.
- Đố trẻ nước suối ngọt hay mặn.
2. Hoạt động 2: Nước quan trọng như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh của con người trong sinh hoạt và gieo trồng.
- Trò chuyện với trẻ về tranh:
- Mọi người đang làm gì?
- Nước cần cho con người làm gì?
- Nước cần cho cây cối như thế nào?
- Nếu tất cả các dòng sông và suối đều khô cạn thì con người, động vật và cây cối sẽ như thế nào?
- Khuyến khích trẻ nói lên tầm quan trọng của nước.
3. Hoạt động 3: Bảo vệ nguồn nước.
- Cho trẻ xem một số bức tranh về các việc làm nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Trò chuyện với trẻ về các bức tranh.
- Trò chơi: phân loại tranh. Cô chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhận một số bức tranh và dán lên bảng nỉ, một bên là các việc nên làm và một bên là các việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
4. Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
5. Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
6. Kết thúc