Giáo án môn Âm nhạc lớp 3: Tiết 15

Giáo án môn Âm nhạc lớp 3

Giáo án môn Âm nhạc lớp 3: Tiết 15 được VnDoc.com sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo thuận tiện trong công việc soạn giáo án điện tử lớp 3. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết

TIẾT 15:

- HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI (tiếp theo)

- GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

Khối dạy: Khối 3

I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa

- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.

- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

* Hoạt động 1: (5 phút) Ôn tập lời 1 bài hát “Ngày mùa vui”

- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày lời 1 bài hát “Ngày mùa vui”

- GV nhận xét

* Hoạt động 2: (15 phút) Học hát: Ngày mùa vui

1. Nghe bài hát

HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày

2. Trình bày lời một đã học.

GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một.

GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.

3 - HS đọc lời trên bảng

- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.

- Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp.

GV chỉ định 2 HS trình bày.

4. Hát đầy đủ cả hai lời

- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét

- Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại.

- Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp.

5. Hát kết hợp vận động.

- GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.

- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng.

* Hoạt động 3: (10 phút) Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.

* Đàn bầu: GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót.

* Đàn nguyệt: HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.

*Đàn tranh: GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục.

* Hoạt đông nối tiếp: (5 phút)

- Nhắc lại nội dung vừa học.

- Dặn dò HS về nhà tập hát tốt bài hát.

Đánh giá bài viết
1 1.439
Sắp xếp theo

    Giáo án Âm nhạc 3

    Xem thêm