Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Âm nhạc lớp 3: Tiết 23

Giáo án môn Âm nhạc lớp 3

Giáo án môn Âm nhạc lớp 3: Tiết 23 được VnDoc.com sưu tầm, chọn lọc là tài liệu giảng dạy chuẩn kiến thức kỹ năng dành cho quý thầy cô giáo, giúp quý thầy cô giáo thuận tiện trong công việc soạn giáo án điện tử lớp 3. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết.

TIẾT 23: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC

BÀI ĐỌC THÊM: DU BÁ NHA, CHUNG TỬ KÌ

I. MỤC TIÊU:

- Tập biểu diễn một số bài hát đã học.

- Nhận biết một số hình nốt nhạc.

- Tập viết các hình nốt nhạc..

- Biết nội dung câu chuyện Du Bá Nha - Chung Tử Kỳ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc.

- Tranh vẽ minh hoạ câu chuyện Bá Nha -Tử Kỳ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

*Hoạt động 1: (5 phút): Ôn tập bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”

- GV gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu trình bày bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”

- GV nhận xét

*Hoạt động 2: (15 phút) Giới thiệu một số hình nốt nhạc:

Trong các bài hát, luôn có chỗ hát nhanh, hát chậm, có chỗ ngân dài, có chỗ ngân ngắn. vì trong bài hát, những chỗ đó dùng nốt nhạc có trường độ khác nhau. Trường độ của các nốt nhạc được biểu hiện bằng các loại hình nốt mà các em được làm quen sau đây:

- Nốt trắng: gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt.

- Nốt đen: nốt đen giống như nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen

- Nốt móc đơn: nốt móc đơn giống như nốt đen nhưng có thêm dấu móc hình vòng cung.

- Nốt móc kép: nốt móc kép giống như nốt móc đơn nhưng có hai dấu móc hình vòng cung.

- Tập viết các hình nốt nhạc trên:

- GV yêu cầu HS tập viết 4 loại hình nốt trên vào vở, chưa cần viết trên khuông nhạc.

- Trong 4 loại hình nốt các em làm quen, ngân dài nhất là nốt trắng, rồi đến nốt đen, nốt móc đơn và ngân ngắn nhát là nốt móc kép.

Trong âm nhạc, người ta quy định nốt trắng ngân dài = 2 nốt đen= 4 nốt mó đơn=8 nốt móc kép.

Ví dụ trong thời gian một người đang hát một nốt trắng, người khác có thể hát được 4 nốt móc đơn, người khác hát được 8 nốt móc kép…

- GV hỏi về đặc điểm của từng loại hình nốt:

+ Hình nốt nào có hai dấu móc hình vòng cung? (Nốt móc kép).

+ Hình nốt nào có thân nốt để trắng? (nốt trắng).

+ hình nốt nào có một dấu móc hình vòng cung? (nốt móc đơn).

+ hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào?…

*Hoạt động 3: (10 phút) Bài đọc thêm: Du Bá Nha, Chung Tử Kì

- GV đọc câu chuyện Bá Nha- Tử Kỳ và đặt một vài câu hỏi:

- Trong hai người, ai là người biết chơi đàn?

- Vì sao hai người lại kết thành đôi bạn thân?- Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa? (vì bạn thân của ông đã mất và vì ông thấy không còn ai biết thưởng thức, hiểu được tiếng đàn của mình)

- GV nêu tính giáo dục của câu chuyện: các em phải cố gắng học tập môn âm nhạc để hiểu biết những nét của nghệ thuật này. nếu không trở thành ca sĩ hoặc nhạc công tài giỏi, chúng ta cũng biết thưởng thức cái hay, vẽ đẹp của các bài hát, bản nhạc

*Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

- GV cho HS ôn lại một số hình nối nhạc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Âm nhạc 3

    Xem thêm