Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 7

Giáo án sách Cánh Diều lớp 2 môn Tiếng Việt

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 7 là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo sách Cánh Diều, phân rõ mục tiêu, dụng cụ cần chuẩn bị và các hoạt động giảng dạy chủ yếu. Từ đó, giúp quý thầy cô chuẩn bị hiệu quả cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới.

Lưu ý : Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 2 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 2. Nhóm tài liệu học tập lớp 2 để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập toàn bộ các môn học lớp 2.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY SÁCH CÁNH DIỀU - Tuần 7

MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÔ GIÁO LỚP EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

* Đọc đúng bài thơ Cô giáo lớp em. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

* Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Cô giáo lớp em: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình.

* Biết cách sử dụng một số từ ngữ thể hiện tình cảm.

* Nhận biết các từ ngữ chỉ hoạt động

* Biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?.

+ Năng lực văn học:

* Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

* Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, thể hiện tình cảm với thầy cô giáo.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV đặt CH gợi dẫn: Các em biết những bài hát nào về thầy cô?

- GV tổ chức cho cả lớp hát một bài hát về thầy cô.

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, dẫn dắt: Trong bài đầu tiên của chủ điểm mới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cô giáo trong bài Cô giáo lớp em đã dạy các bạn nhỏ điều gì nhé.

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ Cô giáo lớp em không chỉ nói về những điều cô giáo đã dạy các bạn nhỏ mà còn cho các em hiểu được những suy nghĩ, tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô giáo của mình.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Cô giáo lớp em.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ: ghé, ngắm.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết từ ngữ chỉ hoạt động và biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Dựa vào bài thơ, hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm phù hợp:

Đáp án:

a) Từ ngữ chỉ hoạt động của cô giáo: dạy, mỉm cười, giảng.

b) Từ ngữ chỉ hoạt động của học sinh: chào, đáp, thấy, học, viết, ngắm.

+ BT 2: Mỗi bộ phận câu in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

a) Các bạn học sinh chào cô giáo.

b) mỉm cười thật tươi.

c) Cô dạy em tập viết.

d) Học sinh học bài.

Đáp án:

a) Bộ phận in đậm chào cô giáo trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

b) Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi Ai?.

c) Bộ phận in đậm dạy em tập viết trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

d) Bộ phận in đậm học bài trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

- HS lắng nghe, trả lời CH.

- Cả lớp hát một bài hát về thầy cô.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

§ HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý...

§ HS 2:

a) Cô giáo tươi cười đón học sinh – 1) Khổ thơ 1.

b) Chúng em yêu quý cô giáo – 3) Khổ thơ 3.

c) Cô giáo dạy chúng em tập viết – 2) Khổ thơ 2.

+ Câu 2:

§ HS 2: Tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.

§ HS 1: Cô mỉm cười thật tươi, Gió đưa thoảng hương nhài, Nắng ghé vào cửa lớp / Xem chúng em học bài.

+ Câu 3:

§ HS 1: Trong khổ thơ 3:

a) Từ ấm cho bạn cảm nhận lời giảng của cô giáo thế nào?

b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo như thế nào?

§ HS 2: Trong khổ thơ 3

a) Từ ấm cho mình cảm nhận lời giảng của cô giáo rất gần gũi, thân thiện, giảng giải cho các bạn tận tình, giọng của cô trầm và tạo cảm giác thoải mái, tin cậy.

b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của các bạn học sinh với cô giáo: nhiều tình cảm, quý mến, yêu thích, muốn nhìn ngắm cô.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

---------------------

Trên đây chỉ là một phần của tài liệu. Mời các bạn tải file ĐẦY ĐỦ về tham khảo.

Ngoài Giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 Sách Cánh Diều - Tuần 7, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2 , Giải Tự nhiên và xã hội 2 , Bài tập cuối tuần lớp 2 ,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.

Đánh giá bài viết
1 2.008
Sắp xếp theo

    Giáo án điện tử Tiếng Việt 2

    Xem thêm