Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 3
Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2
Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo 2 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 6: Trò chơi dân gian - Tiết 3
Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 1
Giáo án môn Trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 7: Gia đình của em - Tiết 2
Hoạt động 1: Tự đánh giá
1. GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong SHS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ.
2. Đối với nhiệm vụ 6, yêu cầu HS đọc bảng nội dung và đánh dấu x vào cột phù hợp với ye1 kiến của mình.
3. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm
1. GV HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:
Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm:
- Em có thể hiện lời nói và hành vi đẹp với thành viên trong gia đỉnh không?
- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?
- Em thấy bạn có phải là người yêu gia đình không?
GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.
2. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua.
3, GV động viên khuyến khích HS.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
1. GV lựa chọn phẩm chất cơ bản để đánh giá: yêu thương, tự hào về gia đình, luôn gắn kết, thể hiện hành vi đẹp đối với gia đình.
2. Vẽ bậc thang mức độ
Bậc 1: Em không thích nói về gia đình/ chưa tự hào về gia đình
Bậc 2: Em còn ngại ngùng / còn lúng túng khi nói về gia đình
Bậc 3: Em lúc gắn kết với gia đình, lúc không
Bậc 4: Em thỉnh thoảng thể hiện hành vi đẹp với gia đình
Bậc 5: Em luôn tự hào và yêu thương gia đình của mình.
3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình
4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị)
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm.
Em sẽ làm gì để gia đình được vui vẻ?
- Luôn giúp đỡ, yêu thương mọi người
- Luôn vâng lời và học thật giỏi...
2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân.