Giáo án Phát triển ngôn ngữ khối Nhà trẻ

GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ KHỐI NHÀ TRẺ

Giáo án Phát triển ngôn ngữ khối Nhà trẻ được soạn rất chi tiết, trình bày chuẩn xác, khoa học sẽ giúp quý thầy cô giáo hướng dẫn các em học sinh hiểu được nội dung bài học nhanh hơn.

Giáo án điện tử bài Cô bé quàng khăn đỏ

Giáo án đề tài Chuyến phiêu lưu của Rùa con

Giáo án lớp chồi đề tài Ba chú lợn con

TRUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

  • Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả.
  • Hiểu nội dung câu truyện. Nhớ được các tình tiết trong truyện.
  • Trẻ biết được: Hồ Tả Vọng, sau khi Rùa Vàng đòi gươm ở đó thì được gọi là "Hồ Hoàn Kiếm" còn gọi là Hồ Gươm.

2. Kỹ năng

  • Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, ghi nhớ có chủ đích.
  • Trả lời tốt câu hỏi của cô, đúng trọng tâm.
  • Có kỹ năng nghe và kể chuyện.
  • Có kĩ năng nhận biết và tô khéo léo chữ cái liên quan đến di tích ls của Hà Nội.

3. Thái độ

  • Trẻ hứng thú chú ý học
  • Thông qua câu truyện. Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

  • Cô thuộc truyện: Sự tích Hồ Gươm.
  • Câu hỏi đàm thoại.
  • Một số bức tranh danh thắng của Hà Nội.
  • Máy tính. Tranh minh họa câu truyện: Sự tích Hồ Gươm.
  • Chỗ ngồi hợp lí, bài hát: "Yêu Hà Nội".
  • Mỗi trẻ một tờ giấy có viết chữ rỗng: " Hồ Gươm". Bút màu.

III. Hướng dẫn

* HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ và giới thiệu bài:

  • Cô cho trẻ làm đoàn tàu "Đi thăm Thủ đô Hà Nội" qua một số danh lam thắng cảnh ở Thủ Đô Hà Nội. Khi đến Hồ Gươm cô hỏi:
  • Đây là đâu? Ai đã đến đây rồi?
  • Con thấy ở đó thế nào?
  • Con biết có câu truyện nào kể về Hồ Gươm không? (trẻ kể)

Đúng rồi! Đó chính là câu truyện: Sự tích Hồ Gươm. Các con hãy lắng nghe cô kể chuyện.

* HĐ 2: Nghe cô kể chuyện diễn cảm

  • Cô kể chuyện diễn cảm lần 1 trên máy tính sau đó hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả?
  • Cô kể chuyện diễn cảm lần 2 trên tranh minh họa sau đó đàm thoại với trẻ.

* HĐ 3: Đàm thoại

  • Các con vừa nghe cô kể câu truyện gì? Của tác giả nào?
  • Trong câu truyện có những nhân vật nào?
  • Ai đã cùng nhân dân ta nổi dậy đánh giặc Minh?
  • Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc?
  • Long quân cho Lê Lợi mượn gươm trong trường hợp nào? Ở đâu?
  • Các con hãy thuật lại câu nói đầy ngạc nhiên, sợ sệt của người lính khi kéo được chiếc gươm thần?
  • Vì sao Long quân cho Lê Lợi mượn gươm? Giọng nói của Long Quân ntn? Các con hãy thuật lại lời nói đó?
  • Lê Lợi và nhân dân ta đã đánh giặc Minh ntn?
  • Sau khi Lê lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai rùa vàng đòi gươm ở đâu?
  • Rùa vàng đã nói gì khi đòi lại gươm? Giọng của Rùa Vàng ntn?
  • Vì sao hồ đó được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm?

→ Cô chốt lại nội dung truyện. Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, yêu quý giữ gìn những danh lam thắng cảnh của đất nước.

* HĐ 4: Trò chơi củng cố

  • Tô màu chữ rỗng: "Hồ Gươm".
  • Trò chơi: Cho trẻ kể lại truyện.
  • Hát bài: Yêu Hà nội và kết thúc.

* Nêu gương cuối ngày: Bình thưởng cờ bé ngoan.

Đánh giá bài viết
1 2.250
Sắp xếp theo

Lớp nhà trẻ

Xem thêm