Giáo án Sinh học 7 bài Sán lá gan

Giáo án Sinh học lớp 7

Giáo án Sinh học 7 bài Sán lá gan hướng dẫn các em ghi nhớ đặc điểm cấu tạo của các ngành giun thích nghi với đời sống kí sinh, chỉ rõ được đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

Giáo án Sinh học lớp 7 bài Giun đũa

Bài 11: SÁN LÁ GAN

I. MỤC TIÊU:

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ đặc điểm của ngành Giun dẹp.
  • Hiểu được cấu tạo của sán lá gan là đại diện của ngành Giun dẹp nhưng thích nghi với đời sống kí sinh.
  • Giải thích được vòng đời của sán lá gan qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống kí sinh.

2. Kĩ năng:

  • Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Tranh sán lông và sán lá gan; Tranh vòng đời của sán lá gan.
  • Kẻ bảng Đặc điểm cấu tạo của sán lông và sán lá gan vào vở

2. Chuẩn bị của học sinh:

Kẻ bảng Đặc điểm cấu tạo của sán lông và sán lá gan vào vở

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

  • Phương pháp trực quan
  • Phương pháp dùng lời
  • Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?

Yêu cầu:

Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể có 2 lớp tế bào, tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.

- Nêu vai trò của ngành Ruột khoang. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Yêu cầu:

Vai trò của ngành Ruột khoang:

* Trong tự nhiên: Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái đối với biển.

* Đối với đời sống: Làm đồ trang trí, trang sức, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi, làm thực phẩm có giá trị như sứa. Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

Tác hại: Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa; Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.

San hô có lợi là chính. Ấu trùng trong các giai đoạn sinh sản hữu tính của san hô thường là thức ăn của nhiều động vật biển. Vùng biển nước ta rất giàu các loài san hô, chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương. Tuy nhiên một số đảo san hô ngầm cũng gây trở ngại lớn cho giao thông vùng biển.

3. Bài mới: SÁN LÁ GAN

3.1. Mở bài

3.2. Hoạt động chính:

Hoạt động 1: Sán lông và sán lá gan.

Mục tiêu:

  • Nêu được đặc điểm của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên.
  • Chỉ rõ đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
Đánh giá bài viết
7 3.632
Sắp xếp theo

Giáo án Sinh học lớp 7

Xem thêm