Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 7 bài 43: Chim bồ câu theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 43: Chim bồ câu bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 tr 135-136 SGK

2. Học sinh

- Kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.(4’)

- Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Bò sát?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về lớp Bò Sát- Động vật thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Tiết này chúng ta chuyển sang nghiên cứu một lớp động vật thích nghi với đời sống bay lượn dạy lớp Chim. Vậy lớp chim có đặc điểm cấu tạo như thế nào giúp chúng thích nghi được. Nghiên cứu một đại diện- Chim bồ câu.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu kiến thức mới

a. Mục tiêu:

- HS trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Đời sống của chim bồ câu. (15’)

- GV cho HS thảo luận :

+ Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?

+ Đặc điểm đời sống của chim bồ câu?

- GV cho HS tiếp tục thảo luận

+ Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

+ So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim?

- GV chốt lại kiến thức

+ Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì?

- HS đọc thông tin SGK tr.135 thảo luận tìm đáp án

- HS trả lời câu hỏi HS khác nhận xét bổ sung

I. Đời sống của chim bồ câu

- Đời sống:

+ Sống trên cây bay giỏi

+ Tập tính làm tổ

+ Là động vật hằng nhiệt

- Sinh sản:

+ thụ tinh trong

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi

+ Có hiện tượng ấp trứng nuôi con bằng sữa diều

2: Cấu tạo ngoài và di chuyển. (20’)

a) Cấu tạo ngoài

- GV yêu cầu HS quan sát H41.1 đọc thông tin SGK tr.136 →nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu

- GV gọi HS trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 tr.135 SGK

- GV cho HS điền trên bảng phụ

- GV sửa chữa chốt lại theo bảng mẫu.

b) Di chuyển

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H41.3-4 SGK

+ Nhận biết kiểu bay lượn và bay vỗ cánh

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2

- GV chốt lại kiến thức

- HS quan sát kĩ hình kết hợp thông tin SGK nêu được các đặc điểm …

- 1-2 HS phát biểu, lớp bổ sung

- Các nhóm thảo luận tìm các đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay điền vào bảng 1

- HS thảo luận nhóm đánh dấu vào bảng 2

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

a) Cấu tạo ngoài

- Kết luận như bảng chữa

b) Di chuyển

- Chim có 2 kiểu bay

+ Bay lượn và bay vỗ cánh

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.

Câu 2. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

A. Tuyến phao câu.

B. Tuyến mồ hôi dưới da.

C. Tuyến sữa.

D. Tuyến nước bọt.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

A. Là động vật hằng nhiệt.

B. Bay kiểu vỗ cánh.

C. Không có mi mắt.

D. Nuôi con bằng sữa diều.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.

B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.

C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.

D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?

A. Cánh đập liên tục.

B. Cánh dang rộng mà không đập.

C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 6. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Giữ nhiệt.

B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.

C. Làm cho đầu chim nhẹ.

D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.

Câu 7. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai

C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai

D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

Câu 8. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm

A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.

B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.

C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.

D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.

Câu 9. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.

B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.

C. Cản không khí khi ấy.

D. Tăng diện tích khi bây.

Câu 10. Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?

A. Bồ câu.

B. Mòng biển.

C. Gà rừng.

D. Vẹt

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

C

C

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

A

B

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

b. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

a. Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).

b. Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Trình bày được cấu tạo, đặc điểm đời sống của chim bồ câu, cách di chuyển của chim bồ câu.

b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình, rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Gv: Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

  • Bảng phụ
  • Phiếu học tập.

Hs: Xem lại các đặc điểm đời sống của thằn lằn. Học sinh tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.

2. Phương án dạy học:

  • Đa dạng của bò sát.
  • Các loài khủng long.
  • Đặc điểm chung.
  • Vai trò.

3. Hoạt động dạy và học

Hoạt động khởi động

*.Ổn định lớp

*.Bài cũ

+ Nêu môi trường sống của từng bộ bò sát?

+ Lớp bò sát có những đặc điểm chung nào?

*Khám phá

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.

Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm đ/sống và sinh sản của chim bồ câu.

Tiến hành:

GV cho học sinh thảo luận:

- Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?

- Đđ đ/ sống của chim bồ câu?

Gv tiếp tục cho Hs thảo luận:

- Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?

- So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu?

Gv chốt kiến thức

- Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì?

Gv phân tích: vỏ đá vôi → phôi phát triển an toàn.

Ấp trứng → phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của chim bồ câu.

Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của của chim thích nghi sự bay.

Tiến hành:

GV yêu cầu HS q/sát H41.1, 2, đọc thông tin sgk trang 136→ nêu đđ cấu tạo ngoài của chim bồ câu?

Gv gọi Hs trình bày cấu tạo ngoài trên tranh.

Gv y/cầu các nhóm hoàn thành bảng 1 (tr135) sgk

Gv gọi 1 Hs lên điền bảng phụ.

Gv sửa chữa → chốt lại theo bảng mẫu

Đặc điểm cấu tạo

Đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay

- Thân: hình thoi.

- Chi trước: cánh chim

- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau.

- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng.

- Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm bông xốp

- Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.

- Cổ: khớp đầu với thân

- Giảm sức cản không khí khi bay

- Quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh

- Làm cho cánh chim giang ra tạo nên một diện tích rộng

- Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

- Làm đầu chim nhẹ

- Phát huy tác dụng của giác quan , bắt mồi, rỉa lông.

GV yêu cầu HS q/sát H41.3, H41.4/136 .Nhận xét kiểu bay lượn, bay vỗ cánh

Y/C HS hình thành bảng 2/136.

GV gọi 1 HS nhắc lại đặc điểm mỗi kiểu bay

GV chốt lại đáp án.

I. Đời sống:

HS tự thu nhận ¨ SGK trang 135→ thảo luận tìm đáp án.

-Bay giỏi.

- Thân nhiệt ổn định.

1-2 Hs phát biểu, lớp bổ sung.

HS thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được:

+ Thụ tinh trong.

+ Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con.

+ Trứng có vỏ đá vôi

Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung

Tiểu kết

- Đời sống:

+ Sống trên cây, bay giỏi.

+ Tập tính làm tổ

+ Là động vật hằng nhiệt.

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi

+ Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều

II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển:

1. Cấu tạo ngoài

HS q/sát hình kết hợp thông tin sgk→ nêu được các đặc điểm:

+ Thân, cổ, mỏ.

+ Chi

+ Lông

1-2 Hs phát biểu → lớp nhận xét, bổ sung.

Các nhóm thảo luận → tìm đđ cấu tạo thích nghi với sự bay→ điền vào bảng 1.

Đd nhóm lên bảng điền → nhóm khác bổ sung.

Các nhóm sửa chữa.

Tiểu kết:

-Thân hình thoi được phủ bởi lông vũ nhẹ, xốp, da khô.

- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.

-Chi trước biến đổi thành cánh

-Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.

-Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

b. Di chuyển:

HS quan sát hình 38.2 và đọc ¨SGK Tr.125

+ Thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái, chi trước phải, chi sau trái chuyển lên phía trước

+ Thân uốn sang trái, đuôi uốn sang phải, chi trước trái, chi sau phải chuyển lên phía trước

Tiểu kết:

Khi di chuyển thân và đầu tì vào đất, cử động uốn thân kết hợp các chi tiến lên phía trước

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 43: Chim bồ câu theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm