Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 49

Giáo án môn Sinh học 7

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 49: Cấu tạo trong của thỏ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: HS chứng minh não bộ thỏ tiến hoá hơn não của động vật khác.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hình, tìm tòi kiến thức, thu thập thông tin và hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

  • Tranh, mô hình bộ xương, não: thỏ, thằn lằn.
  • Tranh H47.2

2. Phương án dạy học:

*Các cơ quan dinh dưỡng:

  • Hệ tuần hoàn và hô hấp.
  • Thần kinh và giác quan.

3. Hoạt động dạy và học

*Ổn định lớp

*Bài cũ: Nêu đặc điểm bộ xương và hệ cơ của thỏ.

Hoạt động khởi động

Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sgk

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm các hệ cơ quan dinh dưỡng

Mục tiêu: Chỉ ra được cấu tạo, vị trí và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

+GV cho học sinh hoạt động nhóm:

- Giáo viên chuyn giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Đọc thông tin SGK liên quan đến các cơ quan dinh dưỡng.

+ Quan sát tranh cấu tạo trong của thỏ, sơ đồ hệ tuần hoàn.

+ Hình thành bảng các hệ cơ quan, vị trí, thành phần, chức năng.

- GV treo bảng phụ

- GV thông báo đáp án đúng.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét quá trình thảo luận các nhóm và chính xác hóa kiến thức.

II Cơ quan dinh dưỡng:

+Học sinh hoạt động nhóm:

-Các nhóm học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ học tập:

Trao đổi nhóm→ hình thành bảng

Đại diện 1→5 nhóm điền vào bảng phụ.

Các nhóm nhận xét bổ sung. Thảo luận toàn lớp về ý kiến chưa đồng nhất.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ Nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.

+ Mời các nhóm khác nhận xét .

Tiểu kết:

1) Hệ tiêu hoá: thỏ thuộc động vật ăn thực vật kiểu gặm nhấm: có răng cửa sắc, răng hàm kiểu nghiền, thiếu răng nanh. Có ống tiêu hoá dài, manh tràng phát triển.

2) Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.

3) Hệ hô hấp: gồm nhiều khí quản, phế quản, phổi. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ (phế nang)tăng diện tích trao đổi khí. Động tác thở nhờ sự co dãn cá cơ liên sườn, cơ hoành.

4) Hệ bài tiết: gồm đôi thận sau có cấu tạo hoàn thiện nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm