Giáo án môn Sinh học 7 bài 4: Trùng roi theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 4: Trùng roi bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS mô tả được cấu tạo trong, ngoài của trùng roi. Hiểu cách dinh dưỡng và cách sinh sản của chúng.
- Hiểu được cấu tạo tập đoàn trùng roi và mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo trùng roi sinh sản và sự tiến hóa của chúng
- Tranh vẽ cấu tạo tập đoàn vôn vốc
- Tiêu bản, kính hiển vi
2. Học sinh: Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Thu bài thực hành.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS | NỘI DUNG | |||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. | |||||||||||||||||||
Nêu những hiểu biết của em về trùng roi (Biết được qua bài thực hành)? Trùng roi là một nhóm sinh vật mang những đặc điểm vừa của động vật vừa của thực vật. Đây cũng là bằng chứng thống nhất về nguồn gốc của giới động vật và thực vật. Vậy trùng roi có những đặc điểm như thế nào? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay: | |||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - Cấu tạo trong, ngoài của trùng roi. Hiểu cách dinh dưỡng và cách sinh sản của chúng. - Cấu tạo tập đoàn trùng roi và mối quan hệ nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. b) Nội dung: HS Làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. | |||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh. (17’) | |||||||||||||||||||
- GV yêu cầu nghiên cứu SGk vận dụng kiến thức bài trước. +Quan sát hình 4.1- 2 SGK . + Hoàn thành phiếu học tập. - GV đi đến các nhóm và giúp đỡ các nhóm yếu. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng chữa bài. - GV chữa từng bài tập trong phiếu. Yêu cầu. + Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh. + Giải thích thí nghiệm ở mục 4: “Tính hướng sáng” + Làm nhanh bài tập thứ 2 SGK tr. 18 Đáp án bài tập: Roi, đặc điểm mắt, quang hợp, có diệp lục. - GV yêu cầu HS quan sát phiếu chuẩn kiến thức. | - Cá nhân tự đọc thông tin mục I SGK tr.17,18. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo chi tiết trùng roi. + Cách di chuyển nhờ có roi. + Các hình thức dinh dưỡng + Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể. + Khả năng hướng về phía có ánh sáng. - Đại diện các nhóm ghi kết quả trên bảng . - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS dựa vào hình 4.2 SGK trả lời, lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác. - Nhờ roi có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng. | I. Trùng roi xanh. 1. Dinh dưỡng: - Tự dưỡng và dị dưỡng. - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào. - Bài tiết: Nhờ không bào co bóp. 2. Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể. | |||||||||||||||||
2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi xanh. (16’) | |||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H4.3 SGK tr.18, hoàn thành bài tập SGK tr.19 - GV nêu câu hỏi: ? Tập đoàn vôn vốc dinh dưỡng như thế nào? ? Hình thức sinh sản của tập đoàn vôn vốc. ? Tập đoàn vôn vốc cho ta suy nghĩ gì mối liên quan giữa động vật đơn bào và động vật đa bào? - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS tự rút ra KL. - GV gọi HS đọc KL chung. | - Cá nhân tự thu nhận kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập - Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, TB, đơn bào, đa bào. - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung. - 1 – 2 HS đọc toàn bộ nội dung bài tập vừa hoàn thành. - HS tự rút ra kết luận. - HS đọc kết luận SGK. | II. Tập đoàn trùng roi. * Kết luận. - Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào, bước đầu có sự phân hóa chức năng. * Ghi nhớ SGK. | |||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||
Câu 1: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu? A. Trong không khí. B. Trong đất khô. C. Trong cơ thể người. D. Trong nước. Câu 2: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là A. bắt mồi. B. định hướng. C. kéo dài roi. D. điều khiển roi. Câu 3: Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là A. quang tự dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. hóa dị dưỡng. Câu 4: Vị trí của điểm mắt trùng roi là A. trên các hạt dự trữ B. gần gốc roi C. trong nhân D. trên các hạt diệp lục Câu 5: Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là A. nhân tế bào B. không bào co bóp C. điểm mắt D. roi Đáp án
| |||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1. Có thể gặp trùng roi ở đâu? 2. Trùng roi giống và khác với thực vật ở điểm nào? 3. Khi di chuyển roi hoạt động như thế nào khiến trùng roi vừa tiến vừa xoay? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | 1. Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa 2… 3. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển vừa tiến vừa xoay. | |||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. | |||||||||||||||||||
* Tập đoàn trùng roi trong thực tế Ở một số ao hoặc giếng nước, đôi khi có thể gặp các “hạt” hình cầu, màu xanh lá cây, đường kính khoảng 1mm, bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi. |
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp:
a. Kiến thức:
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng.
- HS thấy được bước chuyển đoạn quan trọng từ động vật đơn bào đến đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, kĩ năng thu thập kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập.
d. Nội dung tích hợp: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông .
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
3. Các phương pháp dạy học tích cư
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
II. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV: +Tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3 trong sgk. Phiếu học tập
HS: Ôn lại bài thực hành.
2. Phương án dạy học:
- Trùng roi xanh.
- Tập đoàn trùng roi.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra một số HS có vẽ hình trùng giày và trùng roi xanh vào trong vở chưa.
3. Hoạt động hình thành kiến thức
Động vật nguyên sinh rất nhỏ bé, chúng ta đã được quan sát ở bài trước →Bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số đặc điểm của trùng roi
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||
* Hoạt động 1: Trùng roi xanh ♦ Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm , dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng. ♦Tiến hành: GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu sgk, vận dụng kiến thức bài trước. + Quan sát hình 4.1, 4.2. + Hoàn thành phiếu học tập. GV đi đến các nhóm theo dõi và giúp đỡ các nhóm yếu. GV chữa từng bài tập trong phiếu. Yêu cầu: + Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh? + Giải thích thí nghiệm ở mục 4”tính hướng sáng” + làm nhanh bài tập mục thứ 2/18. GV yêu cầu HS quan sát phiếu chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi. ♦Mục tiêu: HS thấy được tập đoàn TRX là ĐV trung gian giữa đơn bào và ĐV đa bào. ♦Tiến hành: GV yêu cầu: + N/cứu sgk, q/sát H 4.3/sgk/18. + Hoàn thành bài tập mục s/sgk/19 (điền vào chỗ trống). GV nêu câu hỏi: - Tập đoàn vôn vốc dinh dưỡng ntn? - Hình thức ss của tập đoàn vôn vốc? Gv giảng nếu Hs không trả lời được: Trong tập đoàn: 1 số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi ss 1 số TB chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới →đã có sự phân chia chức năng cho 1 số TB. Gv đặt câu hỏi: - Tập đoàn trùng roi (vôn vốc) là ĐV đơn bào hay đa bào? Vì sao? - Từ đó em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào? Gv nhận xét và bổ sung. Gv y/cầu Hs rút ra kết luận. | I. Trùng roi xanh HS làm việc theo nhóm đã phân công. Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17, 18 sgk. Thảo luận nhóm→ thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo chi tiết của trùng roi. + Cách di chuyển nhờ roi. + Các hình thức dinh dưỡng. + Kiểu sinh sản vô tính phân đôi theo chiều dọc cơ thể. + Khả năng hướng về phía có ánh sáng Đại diện các nhóm ghi kết quả trên bảng. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS dựa vào hình 4.2 sgk trả lời lưu ý nhân phân chia trước, rồi đến các phần khác. Nhờ có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng. HS các nhóm nghe→nhận xét và bổ sung. HS theo dõi và tự sửa chữa. Một vài Hs nhắc lại nội dung học tập. Kết luận HS cần ghi nhớ: 1) Dinh dưỡng: - Tự dưỡng và dị dưỡng. - Hô hấp TĐK qua màng TB. - Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. 2) Sinh sản: SS vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc. II.Tập đoàn trùng roi. Cá nhân tự thu nhận kiến thức. Trao đổi nhóm → hoàn thành BT. Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, Tb, đơn bào, đa bào. Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. Một vài HS đọc toàn bộ nội dung BT vừa hoàn thành. Hs suy nghĩ trả lời . → Mỗi cá thể tự nuôi bản thân. → 1 số TB ngoài chuyển trong phân chia --> nhiều TB --> tập đoàn mới. Cá nhân Hs trả lời: → ĐV đơn bào . → Vì 1 TB / tập đoàn vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. → ĐV đơn bào là tổ tiên ĐV đa bào. 1 vài Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Hs tự rút ra kết luận. Kết luận. Tập đoàn trùng roi gồm nhiều TB có roi, liên kết với nhau tạo thành, bước đầu đã có sự phân hoá chức năng. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa ĐV đơn bào và ĐV đa bào. |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 4: Trùng roi theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới