Giáo án môn Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 12: Một số giun dẹp khác bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm của một số giun dẹp kí sinh khác nhau từ một số đại diện về các mặt: Kích thước, tác hại, khả năng xâm nhập vào cơ thể.
- Trên cơ sở các hoạt động, tự rút ra những đặc điểm chung của ngành.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tranh giun dẹp kí sinh.
- Đề kiểm tra 15’+ Đáp án.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài.
- Giấy kiểm tra 15’.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đáp án
Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:
- Mắt: Tiêu giảm
- Cơ quan tiêu hoá: Có nhánh ruột phát triển và chưa có lỗ hậu môn
- Cơ quan di chuyển: Tiêu giảm, có giác bám phát triển.
- Thành cơ thể: có khả năng chun giãn.
- Sinh sản: Cơ thể lưỡng tính, cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều trứng.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS | NỘI DUNG | |||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Giun dẹp rất đa dạng và phong phú, con đường xâm nhập vào cơ thể vật chủ cũng rất đa dạng. Vì vậy cần tìm hiểu chúng để có biện pháp phòng tránh cho người và gia súc. | |||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - Đặc điểm của một số giun dẹp kí sinh khác nhau từ một số đại diện về các mặt: Kích thước, tác hại, khả năng xâm nhập vào cơ thể. - Trên cơ sở các hoạt động, tự rút ra những đặc điểm chung của ngành. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. | |||||||||||||||||||||||||||||||
1: Tìm hiểu một số giun dẹp khác. (24’) | |||||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát H12.1- 3 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên 1 số giun dẹp kí sinh? + Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? Vì sao? + Để đề phòng giun dẹp sống kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? - GV cho các nhóm phát biểu ý kiến chữa bài. - GV cho HS đọc mục em có biết cuối bài trả lời câu hỏi: + Sán kí sinh gây tác hại như thế nào? + Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh nhiễm giun sán? - GV cho HS tự rút ra kết luận . - GV giới thiệu thêm 1 số sán kí sinh | - HS tự quan sát tranh ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - HS đọc mục em có biết, yêu cầu nêu được: + Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng, của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu. + Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm | I. Một số giun dẹp. - Một số kí sinh: + Sán lá máu trong máu người. + Sán bã trầu ở ruột lợn + Sán dây ở ruột người và cơ trâu, bò, lợn | |||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây? A. Sống tự do. B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. C. Mắt và lông bơi phát triển. D. Cơ thể đơn tính. Câu 2. Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá gan. B. Sán lá máu. C. Sán bã trầu. D. Sán dây. Câu 3. Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng? A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. B. Là động vật đơn tính. C. Cơ quan sinh dục kém phát triển. D. Phát triển không qua biến thái. Câu 4. Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh? A. sán lá gan, sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán dây và sán lông. Câu 5. Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì? A. Ruột phân nhánh. B. Cơ thể dẹp. C. Có giác bám. D. Mắt và lông bơi tiêu giảm. Câu 6. Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người? A. Sán bã trầu. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Sán lá máu. Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây? A. Sống tự do. B. Mắt và lông bơi phát triển. C. Cơ thể đơn tính. D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. Câu 8. Nhóm nào dưới đây có giác bám? A. sán dây và sán lông. B. sán dây và sán lá gan. C. sán lông và sán lá gan. D. sán lá gan, sán dây và sán lông. Câu 9. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu. B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu. C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu. D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu. Câu 10. Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người? 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Số ý đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đáp án
| |||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. | |||||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a/ Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? b/ Sán bã trầu, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | a. - Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám). - Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả. - Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính. b. Sán lá máu: qua da Sán bã trầu: qua đường tiêu hóa Sán dây: qua đường tiêu hóa |
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp
a. Kiến thức:
- Hs nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh.
- Hs thông qua các đại diện của ngành giun dẹp.
b. Kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, so sánh.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán ký sinh cho vật nuôi.
d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và động thực vật.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
3. Các phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
II. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
.GV: Tranh một số giun dẹp ký sinh.
.HS: Bảng phụ “Đặc điểm của đại diện ngành giun dẹp
2. Phương án dạy học: Một số giun dẹp khác
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của sán lá gan?
- Viết sơ đồ vòng đời của sán lá gan?
3. Khám phá: Dựa theo thông tin của bài.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số giun dẹp khác. ♦ Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp ký sinh và biện pháp phòng chống. ♦Tiến hành: GV y/cầu Hs đọc sgk và q/sát hình 12.1, 12.2, 12.3, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Kể tên một số giun dẹp ký sinh? - Giun dẹp thường ký sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật? - để đề phòng giun dẹp ký sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? Gv cho các nhóm phát biểu ý kiến chữa bài. Gv cho Hs đọc mục “em có biết” cuối bài trả lời câu hỏi: - Sán ký sinh gây tác hại như thế nào? - Em sẽ làm gì để giúp mọi tránh nhiễm giun sán? Gv cho Hs tự rút ra kết luận: Gv giới thiệu thêm một số sán ký sinh: sán lá song chủ, sán mép, sán chó…. Gv cho Hs xem bảng 1 chuẩn kiến thức.
| 1. Một số giun dẹp khác Hs tự q/sát hình sgk, kết hợp với thông tin → ghi nhớ kiến thức: Thảo luận nhóm → thống nhất ý kiến →trả lời câu hỏi: Yêu cầu nêu được: + Kể tên + Bộ phận ký sinh chủ yếu là: máu, ruột, gan, cơ… + Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng. + Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường. Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Sán ký sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, làm cho vật chủ gầy yếu. + Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo… Kết luận HS cần ghi nhớ: Một số sán ký sinh: - Sán lá máu sống trong máu người. - sán bã trầu → ruột lợn. - Sán dây → ruột người và cơ ở trâu, bò, lợn. Kết luận chung: Hs đọc kết luận trong sgk |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới