Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 61

Giáo án môn Sinh học 7

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 61: Cây phát sinh giới động vật bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức

  • Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch.
  • HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.

b. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
  • Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.
  • Phương pháp thực hành.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

  • Tranh sơ đồ hình 56.1 SGK.
  • Tranh cây phát sinh giới động vật.

2. Phương án dạy học:

  • Bằng chứng về quan hệ giữa các nhóm động vật
  • Cây phát sinh giới động vật

3. Hoạt động dạy và học

Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra bài cũ: Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào?

Hoạt động khởi động

Chúng ta đã học qua các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống, thấy được sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng. Song giữa các ngành động vật đó có quan hệ với nhau như thế nào?

Hoạt động 1: Bằng chứng về quan hệ giữa các nhóm động vật

Mục tiêu: HS thấy được di tích hoá thạch là bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Yêu cầu học sinh:

Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, hình 182 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau?

- Yêu cầu HS:

+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay.

+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.

- Những đặc điểm giống và khác nhau nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?

- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm lên bảng.

- GV nhận xét và thông báo ý kiến đúng của nhóm.

- GV cho HS rút ra kết luận.

I. Bằng chứng về quan hệ giữa các nhóm động vật

- Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng, quan sát các hình 56.1; 56.2 trang 182-183 SGK.

- Thảo luận nhóm theo các câu hỏi, yêu cầu nêu được:

+ Di tích hoá thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật.

+ Lưỡng cư cổ – cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang.

+ Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi, 5 ngón.

+ Chim cổ giống bò sát: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt.

+ Chim cổ giống chim hiện nay: có cánh, lông vũ.

+ Nói lên nguồn gốc của động vật.

VD: Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của ếch nhái.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.

- Thảo luận toàn lớp và thống nhất ý kiến.

Kết luận:

- Di tích hoá thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay.

- Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm