Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 7 bài 8: Thủy tức theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 8: Thủy tức bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu hình dạng ngoài và cách di chuyển của thủy tức.

- Phân biệt được cấu tạo và chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo thủy tức, thủy tức bắt mồi, thủy tức di chuyển và sinh sản

2. Học sinh: Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Trong các tiết trước chúng ta đã nghiên cứu xong một số động vật có cấu tạo cơ thể rất đơn giản đó là những động vật cơ thể chỉ có một tế bào. Tiết này ta chuyển sang nghiên cứu động vật có cấu tạo phức tạp hơn là động vật đa bào đại diện là ngành Ruột khoang

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: Cấu tạo và chức năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản ở chúng.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Cấu tạo và di chuyển. (8’)

- GV yêu cầu HS quan sát H8.1- 2, đọc thông tin SGK tr.29 trả lời câu hỏi:

+ Trình bày hình dạng cấu tạo ngoài của thủy tức?

+ Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu rút ra kết luận.

- GV giảng giải về kiểu đối xứng tỏa tròn.

- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp hình vẽ, ghi nhớ kiến thức .

- Yêu cầu nêu được.

+ Hình dạng: Trên là lỗ miệng. Trụ dưới là đế bám.

+ Kiểu đối xứng tỏa tròn.

+ Có các tua ở lỗ miệng.

+ Di chuyển: Sâu đo, lông đầu.

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và mô tả 2 cách di chuyển của thuỷ tức.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung.

I. Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức.

* Kết luận

- Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài.

+ Phần dưới là đế: dùng để bám.

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.

+ Đối xứng tỏa tròn.

+ Di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi.

2: Cấu tạo trong. (11’)

- GV yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức, đọc thông tin bảng 1,

+ Trình bày cấu tạo trong của thủy tức

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS tự rút ra kết luận.

- HS cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng SGK

- HS đọc thông tin về chức năng của từng loại TB. Ghi nhớ kiến thức.

- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời

- Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1, 2, 3 nhóm khác bổ sung.

- Các nhóm theo dõi và tự sửa.

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS rút ra kết luận.

II. Cấu tạo trong.

* Kết luận

- Thành cơ thể gồm 2 lớp:

+ Lớp ngoài gồm TB gai TB thần kinh, TB mô bì cơ.

+ Lớp trong: TB mô cơ- tiêu hóa.

+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.

+ Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng. (7’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh thủy tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK tr.31 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+ Nhờ loại TB nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi?

+ Thủy tức thải bã bằng cách nào?

- Các nhóm chữa bài,

? Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào?

- GV cho HS tự rút ra kết luận.

- Cá nhân tự quan sát tranh tua miệng TB gai.

- HS đọc thông tin SGK. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu.

+ Đưa mồi vào miệng bằng tua miệng.

+ Tế bào mô cơ tiêu hóa.

+ Lỗ miệng thải bã.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS rút ra kết luận.

III. Dinh dưỡng của thủy tức.

* Kết luận

- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến

- Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

4: Sinh sản. (7’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh sinh sản của thủy tức trả lời câu hỏi.

+ Thủy tức có những kiểu sinh sản nào?

- GV gọi 1 HS miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức.

- GV yêu cầu HS từ phân tích trên hãy rút ra kết luận về sự sinh sản của thuỷ tức.

- HS tự quan sát tranh tìm kiến thức yêu cầu

+ U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ.

+ Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ

- Một số HS chữa bài, HS khác nhận xét bổ sung

III. Sinh sản

* Kết luận.

- Các hình thức sinh sản.

+ Sinh sản vô tính: Bằng cách mọc chồi

+ Sinh sản hữu tính: Bằng cách hình thành TB sinh dục đực cái.

+ Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Hình dạng của thủy tức là

A. dạng trụ dài.

B. hình cầu.

C. hình đĩa.

D. hình nấm.

Câu 2. Thủy tức có di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển kiểu lộn đầu.

B. Di chuyển kiểu sâu đo.

C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3. Ở thủy tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

A. Tiêu hoá thức ăn.

B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.

C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4. Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

A. Tế bào mô bì – cơ.

B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.

C. Tế bào sinh sản.

D. Tế bào cảm giác.

Câu 5. Hình thức sinh sản vô tính của thủy tức là gì?

A. Phân đôi.

B. Mọc chồi.

C. Tạo thành bào tử.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây về thủy tức là đúng?

A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.

B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.

C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.

D. Có khả năng tái sinh.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

D

C

A

B

D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

1. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?

2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

1. Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các đại diện khác ở ruột khoang.

2. Cơ thể thủy tức chỉ có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lấy thức ăn và thải chất cặn bã đều qua một 15 đó (gọi là lỗ miệng). Đây cũng là đặc điểm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang.

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Hs nêu được đặc điểm hình dạng,cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của thuỷ tức đại diện cho ngành ruột khoang là ngành động vật đa bào đầu tiên.

b. Kỹ năng

  • Có kỹ năng quan sát hình vẽ, nhận biết kiến thức.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi
  • Phương pháp đóng vai.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1.Chuẩn bị đồ dùng dạy học

GV: Tranh phóng to hình 8.2 A, B, tranh cấu tạo trong/sgk.

Tranh sự sinh sản của thuỷ tức

2. Phương án dạy học:

  • Hình dạng ngoài và di chuyển.
  • Cấu tạo trong
  • Dinh dưỡng.
  • Sinh sản.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Khám phá

Đa số ruột khoang sống ở biển. Thuỷ tức là một trong rất ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho ruột khoang.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng ngoài và di chuyển

Mục tiêu: Nêu được đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của thuỷ tức.

Tiến hành:

Gv treo tranh 8.1, 8.2sgk, yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin

- Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức?

- Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?

Gv gọi đại diện trình bày

Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong của thuỷ tức

Mục tiêu: Nắm được cấu tạo cơ thể gồm 2 lớp: lớp ngoài và lớp trong

Tiến hành:

Gv y/cầu Hs quan sát hình trong bảng 1 và nghiên cứu thông tin→ hoàn thành bảng 1

- Khi chọn tên loại tế bào ta dựa vào đặc điểm nào?

Gv thông báo đáp án đúng:

- Trình bày cấu tạo trong của thủy tức?

* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng của thủy tức

Mục tiêu: Nắm được đặc điểm dinh dưỡng của thuỷ tức

Tiến hành:

Gv treo tranh 8.1 sgk, kết hợp thông tin

- Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?

- Nhờ loại TB nào của cơ thể thuỷ tức tiêu hoá được mồi?

- Thuỷ tức thải bã bằng cách nào?

Gv cho Hs tự rút ra kết luận

- Thuỷ tức dinh dưỡng bằng cách nào?

* Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động sinh sản của thủy tức

Mục tiêu: Biết được các hình thức sinh sản của thuỷ tức

Tiến hành:

Gv treo tranh” sinh sản của thuỷ tức”

- Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào?

Gv y/cầu Hs rút ra kết luận

Gv bổ sung thêm 1 hình thức sinh sản đặc biệt đó là tái sinh.

Gv giảng giải: khả năng tái sinh cao ở thủy tức là do thủy tức còn có TB chưa chuyển hóa.

- Tại sao gọi thủy tức là động vật đa bào bậc thấp?

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Hs q/sát tranh, đọc thông tin→ghi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm thống nhất đáp án

Đại diện các nhóm trình bày → nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận.

- Cấu tạo ngoài: hình trụ dài.

+ Phần dưới là đế bám

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.

+ Đối xứng tỏa tròn

Di chuyển: kiểu sâu đo, lộn đầu và bơi.

II. Cấu tạo trong

Hs q/sát tranh và đọc thông tin về chức năng của từng loại TB.

Đại diện các nhóm trình bày kết quả theo thứ tự: 1, 2, 3…

Kết luận.

- Thành cơ thể có 2 lớp

+ Lớp ngoài: gồm TB gai, TB thần kinh, TB mô bì cơ, TB sinh sản.

+ Lớp trong: TB mô cơ tiêu hóa

+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng

- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi)

III. Dinh dưỡng

Hs q/sát tranh chú ý tua miệng và TB gai và đọc thông tin.

Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời

Đại diện nhóm trả lời câu hỏi→nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận.

- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến.

- Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.

IV. Sinh sản

Hs q/sát tranh tìm kiến thức.

Đại diện một số Hs phát biểu→Hs khác bổ sung

Kết luận.

- Ss vô tính bằng cách mọc chồi

- Ss hữu tính bằng cách hình thành TB sinh dục đực, cái.

- Tái sinh một phần của cơ thể tạo nên một cơ thể mới.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 8: Thủy tức theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm