Giáo án môn Sinh học 7 bài 41: Cấu tạo trong của thằn lằn theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 41: Cấu tạo trong của thằn lằn bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. so sánh được lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tranh cấu tạo trong của thằn lằn
- Bộ xương ếch bộ xương thằn lằn
- Mô hình bộ não thằn lằn
2. Học sinh
- Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS | NỘI DUNG | |||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Đó là những đặc điểm cấu tạo ngoài giúp thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Vậy các cơ quan bên trong có đặc điểm như thế nào giúp thằn lằn thích nghi với môi trường sống? Ta vào nội dung bài hôm nay: | |||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: các đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. so sánh được lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||
1: Tìm hiểu Bộ xương (10’) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với H39.1 SGK xác định vị trí các xương. - GV gọi HS chỉ trên mô hình - GV phân tích xuất hiện xương sườn cùng xương mỏ ác →lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn . - GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương nêu rõ sự sai khác nổi bật. | - HS quan sát H39.1 đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương thằn lằn - HS đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn, các xương đai và các xương chi - HS so sánh 2 bộ xương nêu được đặc điểm sai khác cơ bản | I. Bộ xương - Bộ xương gồm: + Xương đầu + Cột sống có các xương sườn + Xương chi: xương đai và các xương chi | |||||||||||||||||||||||||||||||
2: Các cơ quan dinh dưỡng(15’) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS quan sát H39.2 đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan - GV đặt hệ thống các câu hỏi về các hệ cơ quan dinh dưỡng… - GV giải thích khái niệm thận chốt lại các đặc điểm bài tiết | - HS tự xác định vị trí các hệ cơ quan trên H39.2 SGK - 1-2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh →lớp nhận xét bổ sung | II. Các cơ quan dinh dưỡng
- Hệ tiêu hóa: + Ống tiêu hóa: Miệng -> Thực quản -> Dạ dày -> Ruột non -> Ruột già-> Lỗ huyệt. + Tuyến tiêu hóa: Tuyến gan, tuyến tụy - Hệ tuần hoàn - hô hấp: + Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, xuất hiện vách hụt tâm thất. + Hệ hô hấp: Phổi có nhiều vách ngăn. Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn. - Hệ bài tiết: Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước -> nước tiểu đặc. | |||||||||||||||||||||||||||||||
3: Thần kinh và giác quan(10’) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
- Quan sát mô hình não thằn lằn→ xác định các bộ phận của não - Bộ não thằn lằn khác ếch ở điểm nào? | - HS quan sát mô hình tự xác định được các bộ phận của não - HS trả lời | III. Thần kinh và giác quan - Bộ não gồm 5 phần: não trước, tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp - Giác quan: + Tai xuất hiện ống tai ngoài + Mắt xuất hiện mí thứ 3. | |||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1. Trong các động vật sau, tim của động vật nào có vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành hai nửa? A. Cá thu. B. Ếch đồng. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Chim bồ câu. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây có ở bộ xương thằn lằn? A. Đốt sống thân mang xương sườn. B. Đốt sống cổ linh hoạt. C. Đốt sống đuôi dài. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác? A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn. C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất. D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thần kinh và giác quan của thằn lằn? A. Không có mi mắt. B. Vành tai lớn, có khả năng cử động. C. Não trước và tiểu não phát triển. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm: A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn. B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn. D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây giúp cơ thể thằn lằn giữ nước? A. Da có lớp vảy sừng bao bọc. B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm. C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước. D. Cả A và C đều đúng. Câu 7. Trong vòng tuần hoàn của thằn lằn, máu ở đâu là máu đỏ tươi? A. Động mạch chủ. B. Động mạch phổi. C. Tĩnh mạch chủ. D. Tĩnh mạch phổi. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn? A. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co dãn của cơ Delta. B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất. C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch. D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng. Câu 9. Phát biểu nào dưới đây về hệ bài tiết của thằn lằn là sai? A. Thận có khả năng hấp thụ lại nước. B. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc. C. Có thận giữa. D. Nước tiểu là axit uric đặc, có màu trắng. Câu 10. Trong những bộ phận sau ở thằn lằn bóng đuôi dài, có bao nhiêu bộ phận có khả năng hấp thụ lại nước? 1. Hậu thận. 2. Trực tràng. 3. Dạ dày. 4. Phổi. Số ý đúng là A. 1 B. 2. C. 3. D. 4 Đáp án
| |||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. | |||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a. Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. b. Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | a. Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. - Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn. - Thằn lằn là động vật biến nhiệt. - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu. - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển. |
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp
a. Kiến thức: Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn, so sánh sự tiến hóa các cơ quan: bộ xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh của thằn lằn và ếch đồng.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.
c. Thái độ: Phối hợp làm việc trong nhóm nhỏ.
d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Các phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trực quan.
II. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
. GV: Tranh phóng to hình 44.1, hình 44.2 và hình 44.3 SGK
- Bộ xương ếch đồng, bộ xương thằn lằn
- Mô hình bộ não thằn lằn.
. Hs: học sinh xem lại kiến thức của về ếch đồng.
2. Phương án dạy học:
- Bộ xương
- Các cơ quan dinh dưỡng.
- Thần kinh và giác quan
3. Hoạt động dạy và học
Hoạt động khởi động
*.Ổn định lớp
*.Bài cũ
- Nêu đặc điểm về đời sống và sự sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?
- Nêu cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài?
* Khám phá
Thằn lằn tiến hóa hơn ếch như thế nào về cấu tạo?
Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương thằn lằn. ♦ Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau cơ bản giữa bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch. ♦Tiến hành GV yêu cầu học sinh quan sát bộ xương thằn lằn đối chiếu với hình 39.1 SGK. Xác định vị trí các xương GV yêu cầu HS lên chỉ trên mô hình. GV phân tích sự xuất hiện xương sườn, xương mỏ ác → lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn. GV yêu cầu HS đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch → nêu rõ sự sai khác nổi bật? → Tất cả các đặc điểm đó thích nghi với đời sống trên cạn. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng. ♦ Mục tiêu: Xác định được vị trí, cấu tạo 1 số cơ quan dinh dưỡng và so sánh với each để thấy được sự hoàn thiện. ♦Tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát hình 39.2 SGK đọc chú thích → xác định vị trí các cơ quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh sản. - Hệ tiêu hóa của thằn lằn gồm những bộ phận nào? - Những đặc điểm nào khác hệ tiêu hóa của ếch đồng? - Khả năng hấp thụ lại nước tiểu có ý nghĩa gì với thằn lằn khi sống trên cạn? GV cho HS đọc ¨ SGK, quan sát hình 39.2 SGK thảo luận theo nhóm. - Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với ếch? - Hô hấp của thằn lằn khác với ếch ở điểm nào? Ý nghĩa tuần hoàn và hô hấp phù hợp với đời sống ở cạn? GV giải thích khái niệm về thận, chốt lại các đặc điểm bài tiết. - Nước tiểu đặc có liên quan gì đến đời sống ở cạn? * Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thần kinh và giác quan. HS quan sát mô hình bộ não của thằn lằn: - Xác định các bộ phận của não? - Bộ não của thằn lằn khác ếch ở điểm nào? | I. Bộ xương: HS quan sát hình 39.1 SGK, đọc kĩ chú thích → ghi nhớ tên các xương của thằn lằn. Đối chiếu mô hình xương. Xác định xương đầu, cột sống, xương sườn, các xương đai, xương chi Tiểu kết: - Bộ xương gồm: + Xương đầu. + Cột sống, các xương sườn. + Xương chi: xương đai, các xương chi. HS so sánh 2 bộ xương → nêu được đặc điểm sai khác cơ bản - Thằn lằn xuất hiện xương sườn → tham gia quá trình hô hấp. - Đốt sống cổ: 8 đốt, cử động linh hoạt. - Cột sống dài. - Đai vai khớp với cột sống, chi trước linh hoạt. II. Các cơ quan dinh dưỡng: HS tự xác định các hệ cơ quan trên hình 39.2. 1-2 HS lên chỉ các cơ quan trên tranh. Lớp nhận xét bổ sung. 1. Hệ tiêu hóa: Tiểu kết: - Ống tiêu hoá có sự phân hóa rõ rệt. - Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước. 2. Hệ tuần hoàn – Hệ hô hấp: Tiểu kết: - Hệ tuần hoàn: tương tự của ếch đồng, song đã xuất hiện vách hụt và máu ít pha. - Hệ hô hấp: + Phổi có nhiều vách ngăn. + Động tác thở được thực hiện nhờ sự thay đổi của thể tích ở lồng ngực. 3. Hệ bài tiết: Tiểu kết: Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước → nước tiểu đặc, chống mất nước. III. Thần kinh và giác quan: HS tự quan sát và rút ra đặc điểm về bộ não và giác quan Tiểu kết: - Bộ não chia thành 5 phần. Não trước tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp. - Giác quan: + Tai xuất hiện ống tai ngoài. + Mắt xuất hiện mí thứ 3 |
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 41: Cấu tạo trong của thằn lằn theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới