Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 7 bài 30: Đa dạng và vai trò của ngành chân khớp theo CV 5512

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 30: Đa dạng và vai trò của ngành chân khớp bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nhận biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- Tranh phóng to các hình 29.1 đến 29.6..

- Bảng phụ.

2. Học sinh.

- Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra. (không kiểm tra)

2. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Gọi học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.

? Rút ra nhận xét gì về ngành chân khớp? (Ngành chân khớp rất đa dạng) Giáo viên: Ngành chân khớp rất đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện như thế nào? Giữa chúng có điểm gì chung mà lại được xếp vào ngành chân khớp? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- Đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Đặc điểm chung. (12’)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.1 đến 29.6 SGK, đọc kĩ các đặc điểm dưới hình và lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- GV chốt lại đáp án đúng: 1, 3, 4.

- HS làm việc độc lập với SGK.

- Thảo luận nhóm và đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

I. Đặc điểm chung:

- Đặc điểm chung:

+ Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.

+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.

+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.

2: Sự đa dạng ở chân khớp. (16’)

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK tr. 96.

- GV kẻ bảng và gọi HS lên làm.

- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức.

- HS vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu và điền bảng 1.

- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

II. Sự đa dạng ở chân khớp.

1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống.

Bảng chuẩn kiến thức

Tên đại diện

Môi trường sống

Các phần cơ thể

Râu

Chân ngực (số đôi)

Cánh

Nước

Nơi ẩm

cạn

Số lượng

Không có

Không có

1. Giáp xác (Tôm sông)

x

2

2 đôi

5 đôi

x

2. Hình nhện (Nhện)

x

x

2

x

4 đôi

x

3. Sâu bọ (châu chấu)

x

3

1 đôi

3 đôi

2 đôi

- GV cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 2 tr.97.

- GV kẻ sẵn bảng để HS lên điền bài tập.

- GV chốt lại kiến thức đúng.

+ Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?

- HS tiếp tục hoàn thành bảng 2.

- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

2. Đa dạng về tập tính.

* Kết luận.

Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính.

Bảng chuẩn kiến thức

STT

Các tập tính chính

Tôm

Tôm ở nhờ

Nhện

Ve sầu

Kiến

Ong mật

1

Tự vệ, tấn công

x

x

x

x

x

2

Dự trữ thức ăn

x

3

Dệt lưới bẫy mồi

x

4

Cộng sinh để tồn tại

x

3: Vai trò thực tiễn. (11’)

- GV yêu cầu HS dựa và kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 SGK tr.97.

- GV cho HS kể thêm tên các đại diện có ở địa phương.

- GV cho HS tiếp tục thảo luận.

+ Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống?

- GV chốt lại kiến thức.

- GV dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân và lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3.

- 1 vài HS báo cáo kết quả.

- HS thảo luận nhóm và nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp.

III. Vai trò thực tiễn:

* Kết luận:

- Ích lợi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Là thức ăn của động vật khác.

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Thụ phấn cho cây trồng.

+ Làm sạch cho môi trường.

- Tác hại:

+ Làm hại cây trồng.

+ Làm hại cho nông nghiệp.

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền...

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?

1. Tôm hùm

2. Cua nhện

3. Tôm sú

4. Ve sầu

Số ý đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu.

B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.

C. Kiến, ong mật, nhện.

D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 3: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là

A. 3, 4 và 5.

B. 4, 3 và 5.

C. 5, 3 và 4.

D. 5, 4 và 3.

Câu 4: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?

A. Dự trữ thức ăn.

B. Tự vệ và tấn công.

C. Cộng sinh để tồn tại.

D. Sống thành xã hội.

Câu 5: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là

A. cơ thể phân đốt.

B. phát triển qua lột xác.

C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.

D. lớp vỏ ngoài bằng kitin.

Câu 6: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?

A. Lớp Đuôi kiếm.

B. Lớp Giáp xác.

C. Lớp Hình nhện.

D. Lớp Sâu bọ.

Câu 7: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?

A. Kiến cắt lá.

B. Ve sầu.

C. Ong mật.

D. Bọ ngựa.

Câu 8: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?

A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.

B. Chăm sóc thế hệ sau.

C. Chăn nuôi động vật khác.

D. Dự trữ thức ăn.

Câu 9: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Kiến

B. Ong

C. Mối

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?

A. Bướm.

B. Ong mật.

C. Nhện đỏ.

D. Bọ cạp.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

C

D

B

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

A

D

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a. Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?

b. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

a. - Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

- Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.

b. - Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp Chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

- Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức:

  • Trình bày được đặc điểm chung, nêu được vai trò thực tiễn của chân khớp.
  • Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.

b. Kỹ năng

  • Rèn kỹ năng phân tích tranh.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức bảo vệ ĐV có ích.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông.
  • Kĩ năng kiên định.
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi….

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1.Đồ dùng dạy học

a. GV: Tranh vẽ phóng to các hình trong sgk.

b. Hs: Kẻ bảng 1, 2 & 3/96,97 sgk vào vở.

2. Phương án dạy học:

  • Đặc điểm chung.
  • Đa dạng ở chân khớp.
  • Vai trò thực tiễn

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Khám phá: theo nội dung sgk

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành chân khớp.

Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và các đặc điểm của ngành chân khớp rút ra đặc điểm chung của ngành.

Tiến hành:

Gv y/cầu Hs q/sát hình 29.1 → 29.6 sgk, đọc kỹ các đặc điểm dưới hình → lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp?

Gv chốt lại bằng đáp án đúng: đó là các đặc điểm 1,3,4.

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

…………………………………………

* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng ở chân khớp

GV y/cầu Hs hoàn thành bảng 1 trang 96 sgk.

Gv kẻ bảng, gọi Hs lên làm (nên gọi nhiều Hs để hoàn thành bảng).

Gv chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức

Tên đại diện

Môi trường sống

Các phần

cơ thể

Râu

Số

đôi chân ngực

Cánh

Nước

Nơi ẩm

Cạn

Số

lượng

Không có

Không

1. Giáp xác

(tôm sông)

X

2

2 đôi

5

X

2. Hình nhện

(nhện)

X

2

X

4

X

3. Sâu bọ

(châu chấu)

X

3

1 đôi

3

X

Gv cho hs thảo luận à hoàn thành bảng 2 trang 97 sgk.

Gv kẻ sẵn bảng gọi Hs lên điền bài tập.

Gv chốt lại kiến thức đúng.

+ Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

…………………………………………

* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò thực tiễn

Gv y/cầu Hs: dựa vào kiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 trang 97 sgk.

Gv cho Hs kể thêm tên các đại diện có ở địa phương mình

Gv tiếp tục cho Hs thảo luận.

- Nêu vai của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống?

Gv chốt lại kiến thức.

I. Đặc điểm chung

Hs làm việc độc lập với sgk.

Thảo luận trong nhóm → đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.

Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.

Tiểu kết

Đặc điểm chung:

- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.

- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.

- Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác.

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

…………………………………………

II. Đa dạng ở chân khớp

a. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống.

Hs vận dụng kiến thức trong ngành để đánh dấu và điền bảng 1.

1 vài Hs lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

b. Đa dạng về tập tính

Hs tiếp tục hoàn thành bảng 2. Lưu ý: Một đại diện có thể có nhiều tập tính.

Một vài Hs hoàn thành bảng → lớp nhận xét và bổ sung.

Tiểu kết

Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính.

Rút kinh nghiệm…………........................

…………………………………………

…………………………………………

III. Vai trò thực tiễn.

Hs dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân → lựa chọn những đại diện có ở địa phương điền vào bảng 3.

1 vài Hs báo cáo kết quả.

Hs thảo luận trong nhóm → nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp.

Tiểu kết

- Lợi ích:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người

+ Là thức ăn cho động vật khác

+ Thụ phấn cho cây trồng.

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Làm sạch môi trường

- Tác hại:

+ Làm hại cho cây trồng.

+ Làm hại cho nông nghiệp.

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền…

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 30: Đa dạng và vai trò của ngành chân khớp theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm