Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Sinh học 7 bài 47: Thỏ theo CV 5512a

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 47: Thỏ bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

Kiến thức: HS nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

II. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút.

2. Phương pháp: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, biểu đạt sáng tạo, trình bày 1 phút.

3. Giáo viên:

- Tranh H46.2-3 SGK

- Một số tranh về hoạt động sống của thỏ.

- Đề kiểm tra 15’+ Đáp án.

4. Học sinh:

- Đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra (15’)

Đề bài: - Nêu đặc điểm các cơ quan Tiêu hóa, Tuần hoàn, Hô hấp của chim Bồ câu?

Đáp án + thang điểm:

Câu

Nội dung kiến thức cần đạt

Thang điểm

* Tiêu hóa (3 điểm)

- Ống tiêu hóa phân hóa chuyên hóa với chức năng

- Tốc độ tiêu hóa cao

1,5 điểm

1,5 điểm

* Tuần hoàn (3 điểm)

- Tim 4 ngăn có 2 vòng tuần hoàn

- Máu nuôi cơ thể giàu ôxi (máu đỏ tươi)

1,5 điểm

1,5 điểm

* Hô hấp (4 điểm)

- Phổi có mạng ống khí

- Một số ống khí thông với túi khí → Bề mặt trao đổi khí rộng

- Trao đổi khí:

+ Khi bay do túi khí

+ Khi đậu do phổi

01 điểm

01 điểm

01 điểm

01 điểm

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Giáo viên giới thiệu lớp thú là lớp động vật có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới động vật và đại diện là con thỏ.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a) Mục tiêu:

- Đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Tìm hiểu đời sống của thỏ. (10’)

- GV yêu cầu lớp nghiên cứu SGK kết hợp H46.1 SGK tr.149 trao đổi đặc điểm đời sống thỏ

- GV gọi 1-2 HS trình bày nhóm khác bổ sung

* Vấn đề 2:Hình thức sinh sản của thỏ

- GV cho HS trao đổi toàn lớp

- GV hỏi thêm
+ Hiện tượng thai sinh tiến hóa hơn với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào ?

- HS đọc thông tin SGK thu thập thông tin trả lời

- Trao đổi nhóm tìm câu trả lời

- Sau khi thảo luận trình bày ý kiến tự rút ra kết luận về đời sống của thỏ

- HS thảo luận nhóm thống nhất đáp án trả lời

-Đại diện nhóm trình bày trao đổi giữa các nhóm tự rút ra kết luận

I. Đời sống

- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau

- ăn cỏ lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều

- Thỏ là động vật hằng nhiệt

- Thụ tinh trong

- Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ

- Có nhau thai→gọi là hiện tượng thai sinh

- Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ

2: Cấu tạo ngoài và di chuyển. (15’)

1) Cấu tạo ngoài

- GV yêu cầu HS đọc SGK tr.149 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập

- GV kẻ phiếu học tập này lên bảng

- GV nhận xét các ý kiến đúng của HS , còn ý kiến nào chưa thống nhất HS thảo luận tiếp

- GV thống báo đáp án đúng.

b) Sự di chuyển

- GV yêu cầu HS quan sát H46.4- 5 SGK kết hợp quan sát phim ảnh thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Thỏ di chuyển bằng cách nào?

+ Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù?

+ Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? Vì sao?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự di chuyển của thỏ.

- Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức

- Trao đổi nhóm →hoàn thành phiếu học tập

- Đại diện các nhóm trả lời đáp án →nhóm khác bổ sung

- Các nhóm tự sửa chữa nếu cần

- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin quan sát hình SGK →ghi nhớ kiến thức

- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời

- HS rút ra kết luận về sự di chuyển của thỏ

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1) Cấu tạo ngoài

- Nội dung trong phiếu học tập

2) Sự di chuyển

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?

A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai.

Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp

A. thăm dò thức ăn.

B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

c. đào hang và di chuyển.

D. thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Con đực có hai cơ quan giao phối.

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 4: Hiện tượng thai sinh là

A. hiện tượng đẻ con có nhau thai.

B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

D. hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Câu 5: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?

A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.

C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.

D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau:

Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.

A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước

B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau

C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau

D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ.

B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.

C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày.

D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau.

Câu 8: Vai trò của chi trước ở thỏ là

A. thăm dò môi trường.

B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.

C. đào hang và di chuyển.

D. bật nhảy xa.

Câu 9: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là

A. lông vũ.

B. lông mao.

C. lông tơ.

D. lông ống.

Câu 10: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại?

A. Thị giác.

B. Thính giác.

C. Khứu giác.

D. Xúc giác.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

A

A

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

B

A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a.Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

b. vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64 km/h, chó săn 68 km/h, chó sói 69,23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

a. Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên.

b. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ, thấy được cấu tạo ngoài và tập tính của thỏ thích nghi với đời sống

b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức .

c. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực.
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trực quan.

II. Tổ chức hoạt động học tập.

1.Chuẩn bị: đồ dùng dạy học

a. Giáo viên:

  • Tranh H45.2,3
  • Một số tranh về đời sống của thỏ

b. Học sinh: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,..

2. Phương án học tập:

Tìm hiểu:

  • Đời sống.
  • Cấu tạo ngoài.
  • Di chuyển.

3. Hoạt động dạy và học

Khởi động:

*Ổn định lớp

*Bài mới:

Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thỏ

♦ Mục tiêu: Thấy được một số tập tính của thỏ, hiện tượng thai sinh đặc trưng cho lớp thú

♦Tiến hành

GV yêu cầu HS đọc thông tin / 149, kết hợp H46.1, trao đổi vấn đề 1: đặc điểm đời sống của thỏ

Gọi 1- 2 HS trình bày→ nhóm khác bổ sung

Liên hệ thực tế:

- Tại sao trong chăn nuôi, người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ?

(→ gặm nhấm Tv)

- Hình thức sinh sản của thú: ?Nêu đặc điểm sinh sản của thỏ?

GV cho HS trao đổi toàn lớp

GV hỏi thêm:

- Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào?

(không phụ thuộc noãn hoàng, được bảo vệ an toàn, không phụ thuộc thức ăn ntn)

- Con non yếu? (chưa mở mắt, chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu đđ cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thỏ.

Mục tiêu:Thấy được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.

Tiến hành:

GV y/c HS đọc SGK/149 →thảo luận nhóm hình thành bảng.

GV đưa bảng phụ.

- GV nhận xét ý kiến đúng của HS.

- GV thông báo đáp án đúng.

GV y/c HS quan sát H46.4 và 2H46.5/151→ thảo luận câu hỏi.

- Thỏ di chuyển bằng cách nào?

- Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song vẫn có lúc vẫn thoát được?

- GV chốt lại kiến thức

- GV y/c HS rút ra kết luận.

- Y/C HS thảo luận.

- ĐĐ của hệ sinh dục?

- Những đđ nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

- GV chốt lại kiến thức.

Chó sói săn thỏ

I. Đời sống:

Cá nhân đọc mục thông tin/149 ng/c thông tin, thu thập thông tin trả lời

Trao đổi nhóm tìm câu trả lời

Sau khi thảo luận, trình bày ý kiến tự rút ra kết luận

* Tiểu kiết.

- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau, ăn cỏ, lá cây, … bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều, là Đv hằng nhiệt

Thảo luận nhóm

- Đd 1-2 nhóm trình bày trao đổi giữa các nhóm

- Tóm tắt kiến thức

* Tiểu kết:

- Thụ tinh trong, thỏ đực có cơ quan giao phối, thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ; hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh; con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1) Cấu tạo ngoài:

Cá nhân đọc thông tin/ 149→ ghi nhớ kiến thức

Trao đổi nhóm → hình thành bảng

Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung

Tiểu kết:

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông mao, dày xốp.

- Chi trước ngắn.

- Chi sau dài, khoẻ, bật nhảy xa.

- Mũi thỏ rất thính, ria là lông xúc giác.

- Mắt có mí cử động được, mí thứ ba rất mỏng.

- Tai rất thính, có vành tai dài, cử động mọi phía.

2) Di chuyển:

Cá nhân nghiên cứu thông tin, quan sát H46.4, 46.5→ gợi nhớ kiến thức.

Trao đổi nhóm→ câu trả lời.

chạy theo đường chữ Z, thú ăn thịt mất đà, thỏ chui vào bụi rậm.

Tiểu kết:

- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả hai chân sau.

HS đọc kết luận chung /151

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 47: Thỏ được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Sinh học lớp 7

    Xem thêm