Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Lý thuyết Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp  hệ thống kiến thức được học trong chương trình Sinh học 7 kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Tài liệu không chỉ giúp các em ghi nhớ lý thuyết mà còn biết vận dụng làm các bài tập liên quan được tốt hơn. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Lý thuyết Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

1. Một số ngành giun dẹp khác

- Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu.

+ Ví dụ:

- Sán lá máu kí sinh trong máu người

Lý thuyết Sinh học 7

Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn

Lý thuyết Sinh học 7

- Sán dây kí sinh ở ruột người và cơ bắp trâu, bò, lợn

Lý thuyết Sinh học 7

- Xâm nhập chủ yếu qua con đường ăn uống (sán lá, sán dây) hay qua da (sán lá máu..)

- Cách phòng chống giun dẹp kí sinh

  • Giữ vệ sinh ăn uống: thức ăn phải nấu chín, uống nước sôi để nguội.
  • Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi

2. Đặc điểm chung

Mặc dù ngành Giun dẹp có các đại diện như sán lá, sán dây… cấu tạo biến đổi khác xa nhau, nhưng tất cả các giun dẹp đều có chung các đặc điểm sau: (dấu “+” là đúng, dấu “-“ là sai)

Lý thuyết Sinh học 7

* Kết luận đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

* Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:

- Có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển

- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian

Trắc nghiệm bài Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

Câu 1: Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?

A. Sán bã trầu

B. Sán lá gan

C. Sán dây

D. Sán lá máu

Câu 2: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?

A. Sán lá gan, sán dây và sán lông.

B. Sán dây và sán lá gan.

C. Sán lông và sán lá gan.

D. Sán dây và sán lông.

Câu 3: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?

A. Ruột phân nhánh.

B. Cơ thể dẹp.

C. Có giác bám.

D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

Câu 4: Nhóm nào dưới đây có giác bám?

A. Sán dây và sán lông.

B. Sán dây và sán lá gan.

C. Sán lông và sán lá gan.

D. Sán lá gan, sán dây và sán lông.

Câu 5: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính?

A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu.

B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu.

C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.

D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.

Câu 6: Giun dẹp có bao nhiêu loài

A. 1 nghìn loài

B. 2 nghìn loài

C. 3 nghìn loài

D. 4 nghìn loài

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây?

A. Sống tự do.

B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

C. Mắt và lông bơi phát triển.

D. Cơ thể đơn tính.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều

B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên

C. Có hậu môn

D. Có giác bám

Câu 9: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính?

A. Sán lá gan.

B. Sán lá máu.

C. Sán bã trầu.

D. Sán dây.

Câu 10: Giun dẹp chủ yếu sống

A. Tự do

B. Kí sinh

C. Tự do hay kí sinh

D. Hình thức khác

Câu 11: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào?

A. Ruột non

B. Máu

C. Gan

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng?

A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

B. Là động vật đơn tính.

C. Cơ quan sinh dục kém phát triển.

D. Phát triển không qua biến thái.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây?

A. Sống tự do.

B. Mắt và lông bơi phát triển.

C. Cơ thể đơn tính.

D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.

Câu 14: Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua đâu

A. Qua máu

B. Qua da

C. Qua hô hấp

D. Mẹ sang con

Câu 15: Uống thuốc tẩy giun đúng cách là

A. 1 lần/năm

B. 2 lần/năm

C. 3 lần/năm

D. 4 lần/năm

Câu 16: Lợn gạo mang ấu trùng

A. Sán dây

B. Sán lá gan

C. Sán lá máu

D. Sán bã trầu

Câu 17: Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người?

  1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
  2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.
  3. Mắc màn khi đi ngủ.
  4. Không ăn thịt lợn gạo.
  5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.

Số ý đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 18: Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải:

A. Ăn chín, uống sôi

B. Diệt giun sán định kì

C. Diệt các vật chủ trung gian

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Câu 1: DCâu 2: BCâu 3: BCâu 4: BCâu 5: CCâu 6: DCâu 7: BCâu 8: CCâu 9: D
Câu 10: BCâu 11: DCâu 12: ACâu 13: DCâu 14: ACâu 15: BCâu 16: ACâu 17: BCâu 18: D

.......................

Để giúp các em học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 7, VnDoc giới thiệu Chuyên mục Lý thuyết Sinh học 7 hệ thống những phần nội dung chính quan trọng được học trong mỗi bài, bên cạnh đó là những câu hỏi vận dụng đi kèm để các em dễ dàng ghi nhớ bài học. Mời các em theo dõi chuyên mục để có cho mình những tài liệu hay, hữu ích phục vụ cho quá trình học tập được tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu Lý thuyết Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
5 3.982
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm