Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu. Trắc nghiệm Sinh học 7 này bao gồm các câu trắc nghiệm môn Sinh học dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì sắp diễn ra. Đồng thời đây là tài liệu hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi. Mời các thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tải về bản đầy đủ.
Câu 1: Da của chim bồ câu
A. Da khô, có vảy sừng
B. Da ẩm, có tuyến nhờn
C. Da khô, phủ lông mao
D. Da khô, phủ lông vũ
Đáp án: D
Câu 2: Cách di chuyển của chim là
A. Bò
B. Bay kiểu vỗ cánh
C. Bay lượn
D. Bay kiểu vỗ cánh và bay lượn
Đáp án: D
Câu 3: Ý nghĩa của việc chim hình thành mỏ bao lấy hàm, không có răng là
A. Bắt mồi dễ hơn
B. Thân hình thoi
C. Giúp chim thăng bằng đi đứng trên cành cây
D. Làm đầu chim nhẹ hơn
Đáp án: D
Câu 4. Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Đáp án: C
Câu 5. Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?
A. Tuyến phao câu.
B. Tuyến mồ hôi dưới da.
C. Tuyến sữa.
D. Tuyến nước bọt.
Đáp án: A
Câu 6. Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
Đáp án: C
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?
A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
Đáp án: C
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?
A. Cánh đập liên tục.
B. Cánh dang rộng mà không đập.
C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. Cả B và C đều đúng.
Đáp án: D
Câu 9. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giữ nhiệt.
B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
C. Làm cho đầu chim nhẹ.
D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Đáp án: D
Câu 10. Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .
A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai
D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
Đáp án: A
Câu 11. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Đáp án: C
Câu 12. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
C. Cản không khí khi ấy.
D. Tăng diện tích khi bây.
Đáp án: A
Câu 13. Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?
A. Bồ câu.
B. Mòng biển.
C. Gà rừng.
D. Vẹt
Đáp án: B
.....................
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về Chim bồ câu, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Sinh học 7 sắp tới. Chúc các em học tốt.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu