Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 - Bài 7
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 - Bài 7 gồm 10 câu trắc nghiệm tham khảo bài Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh, sẽ giúp các bạn học sinh học tập môn Sinh học 7 một cách hiệu quả hơn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.
Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 7
Giải bài tập trang 28 Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
Câu 1: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là
A. có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
B. có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau.
C. có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
D. có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống.
Câu 2: Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?
1. Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2. Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả…
3. Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.
4. Hình dạng ổn định.
5. Dinh dưỡng dị dưỡng.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 3: Hoá thạch của loài nào là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hoả?
A. Trùng biến hình.
B. Trùng lỗ.
C. Trùng roi.
D. Trùng giày.
Câu 4: Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm:
1. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển.
2. Dinh dưỡng kiểu hoại sinh.
3. Dinh dưỡng kiểu động vật.
4. Sinh sản hữu tính với tốc độ rất nhanh.
5. Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.
A. 1, 2, 4.
B. 1, 3, 5.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 5.
Câu 5: Đặc điểm sinh sản ở động vật nguyên sinh là:
A. Sinh sản theo hình thức tiếp hợp.
B. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi hoặc nảy chồi, đôi khi sinh sản hữu tính (sinh sản tiếp hợp).
C. Chỉ có một hình thức sinh sản là phân đôi.
D. Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, một số sinh sản hữu tính (sinh sản tiếp hợp).
Câu 6: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng?
1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh.
2. Dinh dưỡng kiểu động vật.
3. Dinh dưỡng kiểu thực vật.
4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
A. 1, 2, 4.
B. 1, 4.
C. 1, 2.
D. 1, 3, 4.
Câu 7: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng
A. tự dưỡng.
B. dị dưỡng.
C. hoại sinh.
D. vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.
Câu 8: Vỏ của trùng lỗ được cấu tạo từ
A. Không có vỏ.
B. đá vôi.
C. xenlulozơ.
D. cacbon.
Câu 9: Cách nuôi cấy trùng roi và trùng giày như thế nào?
1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi.
2. Chặt cỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3 cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên).
3. 4-5 ngày có trùng roi và trùng giày.
4. 4-5 ngày đầu lớp váng có trùng roi.
5. 5-7 ngày tiếp theo mới có trùng giày.
A. 1, 2.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 2.
D. 1, 2, 3.
Câu 10: Nêu ích lợi của Động vật nguyên sinh?
1. Thức ăn của các động vật lớn.
2. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ trái đất.
3. Kí sinh gây bệnh.
4. Chỉ thị độ sạch môi trường.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3.
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn một số Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 - Bài 7. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu lớp 7 môn Sinh học 7 nhằm giải bài tập SGK Sinh học 7, giải VBT Sinh học 7 cũng như thi học kì 1 lớp 7, thi học kì 2 lớp 7 hiệu quả.