Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 17
VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?
- Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ
- Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa
- Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ
- Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt
Câu 2: Ngành giun đất có khoảng bao nhiêu loài?
- 6 nghìn
- 7 nghìn
- 8 nghìn
- 9 nghìn
Câu 3: Cấu trúc của giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn
- Hệ sinh dục
- Hệ tiêu hóa
- Hệ tuần hoàn
- Hệ thần kinh
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về Giun đốt
- Có hệ tuần hoàn, có máu
- Chưa có hệ tuần hoàn, có máu
- Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu
- Có hệ tuần hoàn, không có máu
Câu 5: Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là
- Cơ thể phân đốt.
- Có xoang cơ thể.
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Hô hấp qua da hoặc mang.
Số phương án đúng là
- 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là
- Hô hấp qua mang.
- Cơ thể thuôn dài và phân đốt.
- Hệ thần kinh và giác quan kém phát triển.
- Di chuyển bằng chi bên.
Câu 7: Giun đốt hô hấp qua
- Da
- Mang
- Phổi
- Ý A và B đúng
Câu 8: Loài nào KHÔNG sống tự do?
- Giun đất
- Sá sùng
- Rươi
- Vắt
Câu 9: Thức ăn của đỉa là
- Máu
- Mùn hữu cơ
- Động vật nhỏ khác
- Thực vật
Câu 10: Đỉa sống
- Kí sinh trong cơ thể
- Kí sinh ngoài
- Tự dưỡng như thực vật
- Sống tự do
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về đỉa là sai?
- Ruột tịt cực kì phát triển.
- Bơi kiểu lượn sóng.
- Sống trong môi trường nước lợ.
- Có đời sống kí sinh toàn phần.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?
- Các tơ chi tiêu giảm.
- Các manh tràng phát triển để chứa máu.
- Giác bám phát triển.
- Tất cả ý kiến trên đều đúng
Câu 13: Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác nuôi làm cảnh?
- Giun đỏ
- Đỉa
- Rươi
- Giun đất
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng?
- Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.
- Sống trong môi trường nước mặn.
- Cơ quan cảm giác kém phát triển.
- Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.
Câu 15: Rươi di chuyển bằng
- Giác bám.
- Hệ cơ thành cơ thể.
- Chi bên.
- Tơ chi bên.
Câu 16: Loài nào sau đây gây hại cho con người?
- Giun đất
- Giun đỏ
- Đỉa
- Rươi
Câu 17: Sá sùng sống trong môi trường
- Nước ngọt.
- Nước mặn.
- Nước lợ.
- Đất ẩm.
Câu 18: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người
- Làm thức ăn cho người
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ
- Tất cả đều đúng
---------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về đặc điểm, cấu tạo và vai trò của giun đốt, vai trò và tác hại của ngành giun đốt...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7