Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 19
Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 7.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học: Một số Thân mềm khác
Câu 1: Ngành Thân mềm có số lượng loài là
- Khoảng 50 nghìn loài.
- Khoảng 60 nghìn loài.
- Khoảng 70 nghìn loài.
- Khoảng 80 nghìn loài.
Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm các động vật đều thuộc ngành thân mềm?
- Ốc sên, mực, hải quỳ, san hô
- Mực, ốc sên, bạch tuộc, sò
- Trai sông, hải quỳ, mực , ốc vặn
- Tôm sông, hải quỳ, mực, ốc vặn
Câu 3: Thân mềm có tập tính phong phú là do
- Có cơ quan di chuyển
- Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng
- Hệ thần kinh phát triển
- Có giác quan
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
- Thần kinh, hạch não phát triển.
- Di chuyển tích cực.
- Môi trường sống đa dạng.
- Có vỏ bảo vệ.
Câu 5: Ở thân mềm, hạch thần kinh phát triển nhất là
- Hạch lưng
- Hạch bụng
- Hạch não
- Hạch hầu
Câu 6: Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm?
- Bạch tuộc.
- Sò.
- Mực.
- Ốc sên.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng?
- Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
- Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp.
- Có khả năng ngụy trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát.
- Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng.
Câu 8: Thân mềm nào KHÔNG có vỏ cứng bảo vệ ngoài cơ thể?
- Sò
- Ốc sên
- Bạch tuộc
- Ốc vặn
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là sai?
- Sống ở biển.
- Có giá trị thực phẩm.
- Là đại diện của ngành Thân mềm.
- Có lối sống vùi mình trong cát.
Câu 10: Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
- Vùi mình sâu vào trong cát.
- Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
- Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
- Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 11: Mực tự vệ bằng cách nào?
- Co cơ thể vào trong vỏ cứng
- Tung hỏa mù để trốn chạy
- Dùng tua miệng để tấn công kẻ thù
- Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được
Câu 12: Ở mực ống, vai trò chủ yếu của tuyến mực là
- Săn mồi.
- Hô hấp.
- Tiêu hoá.
- Tự vệ.
Câu 13: Mực bắt mồi như thế nào?
- Mực rình mồi tại một chỗ
- Mực bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng
- Mực đuổi theo mồi và dùng tua dài bắt mồi
- Tất cả ý kiến trên đều đúng
Câu 14: Động vật thân mềm nào sống đục ruỗng vỏ tàu thuyền?
- Con hà
- Con sò
- Con mực
- Con ốc sên
Câu 15: Thân mềm nào bảo vệ con trong khoang áo cơ thể mẹ?
- Ốc sên
- Ốc vặn
- Mực
- Bạch tuộc
Câu 16: Loài nào có tập tính đào lỗ đẻ trứng?
- Ốc vặn
- Ốc sên
- Sò
- Mực
Câu 17: Thân mềm nào gây hại cho con người
- Sò
- Mực
- Ốc vặn
- Ốc sên
Câu 18: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.
- Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
- Co rụt cơ thể vào trong vỏ.
- Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
---------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về đặc điểm, cấu tạo và vai trò và cách di chuyển của một số thân mềm khác...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7