Giáo án Sinh học 7 bài Thực hành mổ và quan sát tôm sông
Giáo án điện tử Sinh học 7
GIÁO ÁN môn SINH HỌC 7 bài Thực hành mổ và quan sát tôm sông
Giáo án Sinh học 7 bài Thực hành mổ và quan sát tôm sông mang tới những kiến thức bổ ích giúp các em hiểu được các hệ cơ quan của tôm: Tiêu hoá, hô hấp... Có thể tiến hành mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang, nhận biết một số nội quan của tôm.
Bài 23: THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Quan sát, nhận biết cấu tạo ngoài của tôm sông.
- Mổ và quan sát cấu tạo mang, nhận biết gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
- Tường trình kết quả thực hành bằng cách tập chú thích vào hình câm SGK.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa cấu tạo các bộ phận cơ thể tôm và chức năng của chúng.
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ khi thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật: Tôm sông còn sống (mỗi nhóm 1 con).
- Dụng cụ: Chậu mổ, bộ đồ mổ, đinh ghim, lúp tay, nước sạch, khăn lau, chậu rửa.
- Tranh vẽ: Tranh màu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tôm.
- Mô hình tôm (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
3.1: Mở bài
3.2: Hoạt động chính:
- GV dặn dò HS giữ trật tự, giữ vệ sinh khi thực hành, cuối gời nộp bảng tường trình.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, phân phát dụng cụ, mẫu vật cho các nhóm.
- GV hướng dẫn thao tác thực hành, hướng dẫn nội dung quan sát.
Hoạt động 1: Mổ và quan sát mang tôm
Mục tiêu: Xác định được vị trí, cấu tạo của mang tôm