Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 3: Luyện từ và câu - So sánh. Dấu chấm

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 3: Luyện từ và câu - So sánh, dấu chấm được biên soạn kĩ lưỡng giúp các em học sinh hiểu được hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu văn. Đồng thời, nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Qua đó, ôn luyện về dấu chấm, điềm đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa dánh dấu chấm. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

SO SÁNH. DẤU CHẤM

I. MỤC TIÊU

  • Tìm được các hình ảnh so sánh và ghi lại được các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn trong bài.
  • Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng (hộp giấy khổ to hoặc bảng phụ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ:

HS 1: Làm lại bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 2.

HS 2: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì), 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì?

+ Tuấn là người anh cả trong nhà.

+ Chúng em là HS lớp 3.

HS 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

+ Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Mái ấm gia đình là nơi nuôi dưỡng em khôn lớn.

· Nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các con tiếp tục học về so sánh và cách dùng dấu chấm.

Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (27’)

Mục tiêu:

- Tìm được các hình ảnh so sánh và ghi lại được các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn trong bài.

- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.

Cách tiến hành:

Bài 1

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài bằng cách dùng bút chì gạch chân dưới các hình ảnh so sánh.

- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần của bài.

- GV chữa bài và cho điểm các HS vừa lên bảng làm bài.

Bài 2

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh, HS nào làm đúng cả 4 ý và nhanh nhất là người thắng cuộc. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng và nhanh nhất.

Bài 3

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.

- Hướng dẫn: dấu chấm được đặt ở cuối câu, mỗi câu cần nói trọn một ý. Để làm đúng bài tập, các con cần đọc kĩ đoạn văn, có thể chú ý các chỗ ngắt giọng và suy nghĩ xem chỗ ấy có cần đặt dấu chấm câu không vì chúng ta thường ngắt giọng khi đọc hết một câu.

- Chữa bài và cho điểm HS.

Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò (3’)

- Yêu cầu những HS làm bài chưa đúng về nhà làm lại bài.

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn.

- HS dưới lớp suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 4 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng là:

a) Mắt hiền sáng tựa vì sao

b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.

c) Trời là cái tủ ướp lạnh/ trời là cái bếp lò nung.

d) Dòng sông là đường trăng lung linh dát vàng.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Hãy ghi lại từ chỉ sự so sánh trong các câu trên.

- HS làm bài. Lời giải đúng:

a) tựa

b) như

c), d) là

- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- 1 HS đọc trước lớp.

- Nghe giảng và làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần phải chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tiếng Việt 3

    Xem thêm