Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản

Giáo án Tin học 6 bài 17

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.

2. Kĩ năng: Thực hiện định dạng đoạn văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra 15’:

Câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của các nút lệnh sau?

Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (28’) Tìm hiểu về dịnh dạng đoạn văn bản.

+ GV: Ôn lại cho HS môn văn về thể thức trình bày văn bản.

+ GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các lề của trang giấy.

+ GV: Yêu cầu HS lên bảng chỉ ra các lề của trang mà GV đã giới thiệu cho HS nhận biết.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và cho nhận xét.

+ GV: Yêu cầu một HS nhắc lại câu trả lời.

+ GV: Giới thiệu cho HS văn bản thực hiện trên máy tính sử dụng trên khổ giấy A4 có kích thước (210 mm x 297 mm).

+ GV: Trình chiếu hai văn bản một chưa sửa chữa, một cái đã sửa chữa.

+ GV: Cho HS thực hiện thảo luận theo cặp từng bàn.

+ GV: Em hãy cho biết sự khác biệt giữa hai văn bản.

+ GV: Hướng dẫn HS cách lấy lề để quan sát và nhận xét.

+ GV: Yêu cầu các nhóm khác cho nhận xét kết quả trả lời.

+ GV: Nhận xét hướng dẫn HS cách tìm hiểu 2 đoạn văn đưa ra.

+ GV: Hướng dấn HS quan sát tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai văn bản

+ GV: Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ GV: Tiêu đề của văn bản đã chỉnh sửa như thế nào với văn bản chưa chỉnh sửa.

+ GV: Thực hiện tương tư như trên, hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn văn còn lại.

+ GV: Hướng dẫn giải đáp các đoạn văn các em gặp khó khăn.

+ GV: Yêu cầu các nhóm khác quan sát và nhận xét về nội dung.

+ GV: Phân tích hướng dẫn HS về vị trí của các đoạn văn so với lề.

+ GV: Trình chiếu văn bản “Biển đẹp”. Một văn bản thô, một văn bản đã chỉnh sửa. Em hãy cho biết sự khác biệt giữa hai văn bản?

+ GV: Cho các nhóm khác trình bày bổ sung ý kiến.

+ GV: Từ những ví dụ trên em hãy cho biết “Thế nào là định dạng đoạn văn bản?”

+ GV: Rút ra sự khác biệt giữa định dạng kí tự so với định dạng đoạn văn bản.

+ GV: Chú ý: SGK.

+ HS: Củng cố kiến thức khi trình bày nội dung văn bản.

+ HS: Được tìm hiểu về các lề trên trang giấy.

+ HS: Lên bảng chỉ ra lề: lề trái; lề phải; lề trên; lề dưới.

+ HS: Quan sát và nhận xét về kết quả trả lời của bạn mình.

+ HS: Nhắc lại câu trả lời theo yêu cầu của GV.

+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết khổ giấy mà các em soạn thảo trên máy tính.

+ HS: Quan sát, chú ý hai đoạn văn do GV đưa ra.

+ HS: Thực hiện thảo luận tìm hiểu nội dung GV yêu cầu.

+ HS: Văn bản chưa chỉnh sửa các đoạn văn thẳng về bên trái.

+ HS: Chú ý thực hiện hướng dẫn theo yêu cầu của GV.

+ HS: Các nhóm khác nhận xét bổ xung ý kiến.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.

+ HS: Chú ý vào lề của văn bản và trả lời các yêu cầu của GV.

+ HS: Đối với văn bản đã chỉnh sửa như sau:

+ HS: Văn bản đã chỉnh tiêu đề được căn giữa so với văn bản chưa chưa chỉnh sửa.

- Đoạn 1: Căn thẳng lề trái.

- Đoạn 2: Căn thẳng lề phải.

- Đoạn 3: Căn thẳng hai bên.

- Đoạn 4: Thụt lề dòng đầu tiên.

- Đoạn 5: Cả đoạn thụt lề.

+ HS: Thực hiện nhận xét kết quả thực hiện của các bạn.

+ HS: Chú ý quan sát và nhận biết về vị trí lề.

+ HS: Khoảng cách giữa các đoạn được tăng lên.

- Trong đoạn 2 khoảng cách giữa các dòng tăng lên.

+ HS: Nhận xét bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

+ HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu nội dung bài học.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

1. Định dạng đoạn văn bản.

+ Định dạng đoạn văn là thay đổi:

- Kiểu căn lề;

- Vị trí lề của cả đoạn văn so với toàn trang;

- Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.

- Khoảng cách đến đoạn trên hoặc dưới.

- Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.

Chú ý: SGK/89.

4. Củng cố:

  • Củng cố trong nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1’)

  • Học bài và xem trước chuẩn bị cho nội dung phần tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.............................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học 6

    Xem thêm