Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản (Tiếp theo)
Giáo án Tin học 6 bài 17
Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản (Tiếp theo) là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án Tin học 6 bài 17: Định dạng đoạn văn bản
Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.
2. Kĩ năng: Thực hiện định dạng đoạn văn bản.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
6A3:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu 1: Em hãy cho biết định dạng văn bản là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (20’) Các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản. | ||
+ GV: Để định dạng kí tự điều đầu tiên chúng ta phải làm gì. + GV: Lưu ý: Để định dạng đoạn văn bản các em chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản, và sử dụng các nút lệnh. + GV: Sử dụng các nút lệnh, hướng dẫn và chỉ rõ cho các em ý nghĩa của từng nút lệnh. Bước 1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản. Bước 2: Nháy chuột các nút lệnh - Căn thẳng lề trái (Crt + L). - Căn giữa (Crt + E). - Căn thẳng lề phải (Crt + R). - Căn thẳng hai lề (CRt + J). - Khoảng cách dòng trong đoạn văn. - Giảm mức thụt lề trái. - Tăng mức thụt lề trái. + GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện các thao tác trên thanh công cụ định dạng. + GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác HS thực hiện chưa tốt. + GV: Hướng dẫn HS lấy các nút lệnh không có ra thanh công cụ. | + HS: Chọn phần văn bản cần định dạng kí tự. + HS: Chú ý quan sát thao tác mẫu của GV thực hiện, HS thực hiện trực tiếp dưới máy tính. + HS: Quan sát thao tác mẫu, thực hiện các bước theo sự hướng dẫn của GV trực tiếp trên máy. + HS: Thực hiện tuần tự theo các bước mà GV hướng dẫn thực hiện. + HS: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ và quan sát sự thay đổi khi sử dụng và nhận biết. + HS: Lần lượt sử dụng các nút lệnh quan sát sự thay đổi khi sử dụng nút lệnh đó, nhận biết và phân biệt các nút lệnh với nhau. + HS: Các bạn khác quan sát thao tác của bạn và nhận xét đánh giá. + HS: Quan sát GV thực hiện và sửa chữa các sai sót. + HS: Lên thực hiện lấy các nút lệnh ra thanh công cụ định dạng. | 2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản. - Các bước định dạng đoạn văn bản: Bước 1: Đưa con trỏ vào đoạn văn bản. Bước 2: Nháy chuột các nút lệnh sau: - Căn thẳng lề trái (Crt + L). - Căn giữa (Crt + E). - Căn thẳng lề phải (Crt + R). - Căn thẳng hai lề (CRt + J). - Khoảng cách dòng trong đoạn văn. - Giảm mức thụt lề trái. - Tăng mức thụt lề trái. |
Hoạt động 2: (16’) Tìm hiểu định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph. | ||
+ GV: Hướng dẫn HS cách mở hộp thoại Paragraph. Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn định dạng. Bước 2: Chọn Format à Paragraph. Bước 3: Chọn các nút lệnh sau. + Alignment (Căn lề):... + Indentation (Khoảng cách lề):… + Special (Thụt lề dòng đầu):… + Spacing (Khoảng cách giữa các đoạn văn):... + Line spacing (Khoảng cách giữa các dòng):... Bước 4: Nháy nút OK + GV: Trên hộp thoại Paragraph có một lựa chọn mà trên thanh công cụ không có? + GV: Lưu ý cho các em việc tạo khoảng cách giữa cách đoạn văn chỉ có trên hộp thoại Paragraph chứ không có trên thanh công cụ. + GV: Yêu cầu HS hãy chỉ ra các lựa chọn trên hộp thoại Paragraph có sự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. + GV: Gọi một số HS trình bày sau khi quan sát. + GV: So sánh giữa cách sử dụng thanh công cụ định dạng với hộp thoại Paragraph. + GV: Đặc điểm của khung nhìn trong hộp thoại Paragraph dùng để làm gì. + GV: Cho một văn bản và yêu cầu một số học sinh lên định dạng bằng hộp thoại Paragraph. + GV: Hướng dẫn cho HS các thao tác HS thực hiện chưa tốt. + GV: Nhận xét chốt nội dung. | + HS: Chú ý quan sát các thao tác các bước thực hiện của GV, thao tác trực tiếp dưới máy theo sự hướng dẫn. + HS: Thực hiện theo các thao tác của GV. + HS: Rèn luyện các thao tác, đồng thời quan sát và nhận biết các sự thay đổi. + HS: Chú ý các thao tác khó thực hiện, rèn luyện thêm các thao tác khó. + HS: Tập trung quan sát theo dõi cách thực hiện của GV. + HS: Khoảng cách giữa các đoạn văn. + HS: Chú ý lắng nghe và tìm hiểu thêm. + HS: - Căn lề (Alignment) Left , Centered, Right, Justifide. - Khoảng cách giữa các dòng (Line spacing). - Khoảng cách lề + HS: Quan sát chú ý trên màn hình. + HS: Dùng để xem định dạng trước khi áp dụng cho đoạn văn. + HS: Yêu cầu một số em lên thực hiện theo yêu cầu. + HS: Quan sát GV thực hiện và sửa chữa các sai sót. + HS: Chú ý lắng nghe ghi nhớ. | 3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph. * Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn đoạn văn bản muốn định dạng. Bước 2: Chọn Format à Paragraph. Bước 3: Chọn các nút lệnh Bước 4: Nháy nút OK |
4. Củng cố: (3’)
- Củng cố các bước thực hiện định dạng đoạn văn bản.
5. Dặn dò: (1’)
- Ôn lại nội dung bài học. Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................