Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tin học 6 bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 6 bài 20

Giáo án Tin học 6 bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa (Tiếp theo) là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết tác dụng minh họa của hình ảnh trong văn bản.
  • Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.

2. Kĩ năng: Thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Em hãy trình bày các bước chèn hình ảnh vào văn bản?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (35’) Tìm hiểu thay đổi bố trí hình ảnh trên văn bản.

+ GV: Dựa trên nội dung đặt vấn đề trên đi vào tìm hiểu bài.

+ GV: Cho HS xem quan sát 1: GV thao tác chèn hình ảnh vào một vị trí bất kì.

+ GV: Hình ảnh được chèn ngay ở vị trí con trỏ soạn thảo văn bản.

+ GV: Vậy hình ảnh nằm ở đâu trong văn bản?

+ GV: Yêu cầu một số HS quan sát và cho nhận xét.

* Trong dòng văn bản.

+ GV: Cho HS quan sát hình ảnh Em hãy cho biết với kiểu bố trí này hình ảnh có điều gì đặc biệt?

+ GV: Yêu cầu các HS khác tìm hiểu SGK và nhận xét.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ GV: Cho HS xem quan sát 2: GV thay đổi cách bố trí hình ảnh.

+ GV: Thực hiện các thao tác điều chỉnh cách bố trí hình ảnh.

+ GV: Cho một số HS lên bảng thực hiện thao tác và quan sát nhận xét.

+ GV: Lúc này hình ảnh nằm ở đâu trong văn bản.

* Trong nền văn bản.

+ GV: Cho HS quan sát hình ảnh yêu cầu HS nhận xét về kiểu bố trí này có điều gì đặc biệt?

+ GV: Rút ra các bước thực hiện.

+ GV: Ghi bảng các bước để thay đổi cách bố trí hình ảnh.

+ GV: Lần lượt cho HS nhắc lại các thao tác thực hiện.

+ GV: Nhận mạnh các bước thực hiện cho HS ghi nhớ.

+ GV: Chốt các bước thực hiện.

+ GV: Hướng dẫn thao tác thay đổi cách bố trí hình ảnh cho HS quan sát nhận biết.

+ GV: Yêu cầu HS sau khi đã chọn kiểu bố trí em có thể di chuyển đối tượng đồ họa trên trang bằng thao tác kéo thả chuột.

+ GV: Diễn giải phân tích bài học cho HS năm bắt phân biệt các cách thay đổi bố trí khác nhau.

+ GV: Yêu cầu 4 HS lên bảng thực hiện các thao tác.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và sửa sai cho bạn mình.

+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.

+ GV: Hướng dẫn cho HS các kiểu bố trí khác nhau để các em thực hiện cho phù hợp với nội dung văn bản.

+ GV: Hướng dẫn HS thay đổi kích thước của hình ảnh để phù hợp với trang văn bản.

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện thay đổi kích thước hình ảnh.

+ GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát và sửa sai cho bạn mình.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung mục 2 trong bài.

+ HS: Tập trung lắng nghe, tìm hiểu về vấn đề được GV đưa ra.

+ HS: Quan sát thao tác của GV thực hiện.

+ HS: Liên hệ với bài 14, 15 đã được học.

+ HS: Hình ảnh nằm trong dòng văn bản.

+ HS: Nhận xét câu trả lời của bạn mình, bổ xung nếu cần.

+ HS: Hình ảnh được xem như một kí tự đặc biệt và đươc chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo.

+ HS: Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời nội dung câu hỏi.

+ HS: Quan sát lắng nghe.

+ HS: Quan sát các bước thực hiện của GV đưa ra.

+ HS: Quan sát các thao tác thực hiện của GV.

+ HS: Lên bảng thực hiện lại các thao tác mà GV hướng dẫn.

+ HS: Hình ảnh nằm trong nền văn bản.

+ HS: Hình ảnh nằm trên nền văn bản và độc lập với văn bản. Hình ảnh xem như một hình chữ nhật...

+ HS: Ghi bài bước thực hiện:

1. Nháy chuột trên hình để chọn hình ảnh đó.

2. Chọn lệnh Format → Picture… Hộp thoại Format Picture xuất hiện chọn trang Layout.

3. Chọn In line with text hoặc Square và nháy OK.

+ HS: Chú ý các thao tác mẫu và thực hiện theo hướng dẫn.

+ HS: Thực hiện nhấn giữ chuột trái kéo thả chuột, thao tác di chuyển đối tượng đồ họa trên trang văn bản.

+ HS: Lắng nghe và quan sát để phần biệt các cách thay đổi bố trí khác nhau.

+ HS: 4 HS lên bảng thực hiện các thao tác.

+ HS: Chú ý thao tác nhận xét sửa sai cho bạn.

+ HS: Thực hiện các thao tác dưới sự giúp đỡ của GV.

+ HS: Thực hiện lần lượt áp dung các kiểu bố trí cho phù hợp.

+ HS: Quan sát thao tác hướng dẫn của GV đưa ra → mở rộng kiến thức ngoài SGK.

+ HS: Thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Chú ý thao tác nhận xét sửa sai cho bạn.

+ HS: Tập trung lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

2. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản.

a. Trong dòng văn bản.

- Hình ảnh được xem như một kí tự đặc biệt và được chèn ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo.

b. Trong nền văn bản.

Các bước thực hiện:

1. Nháy chuột trên hình để chọn hình ảnh đó.

2. Chọn lệnh Format → Picture… Hộp thoại Format Picture xuất hiện chọn trang Layout.

3. Chọn In line with text hoặc Square và nháy OK.

4. Củng cố: (4’)

  • Củng cố các thao tác bố trí hình ảnh trên trang văn bản.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem trước và chuẩn bị nội dung cho phần thực hành tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

................................................................................................................................................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tin học 6

    Xem thêm