Giáo án Tin học 9 bài 9: Màu sắc trên trang chiếu (Tiếp theo)

Giáo án Tin học 9 bài 9

Giáo án Tin học 9 bài 9: Màu sắc trên trang chiếu (Tiếp theo) là mẫu giáo án lớp 9 chất lượng tham khảo giúp học sinh nắm bắt bài học Tin học nhanh chóng, giáo viên có mẫu giáo án điện tử Tin học 9 để biên soạn bài giảng hay, sinh động, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức, thực hành ứng dụng nhanh chóng các bài đã học.

Tuần 20

Tiết: 40

BÀI 9: MÀU SẮC TRÊN TRANG CHIẾU (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng.
  • Biết được các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.

2. Kĩ năng: Thực hiện tạo nội dung cho bài trình chiếu.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

9A1:……………………………………………………………………………

9A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Các bước tạo màu nền cho trang chiếu?

Câu 2: Thực hiện định dạng nội dung văn bản?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (20’) Sử dụng mẫu bài trình chiếu.

+ GV: Đưa ra một số mẫu bài trình chiếu có sẵn cho HS quan sát.

+ GV: Cho HS nhận xét.

+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK/92 – 93 và trả lời các câu hỏi sau.

+ GV: Ngoài các mẫu bố trí nội dung trên trang chiếu, phần mềm còn cung cấp cho các em cái gì?

+ GV: Mẫu bài trình chiếu gồm có những gì?

+ GV: Điểm khác nhau giữa “mẫu bố trí” và “mẫu bài trình chiếu”?

+ GV: Để chọn các mẫu bài trình chiếu ta thực hiện như thế nào?

+ GV: Để áp dụng em cần thực hiện những bước nào?

+ GV: Yêu cầu các HS quan sát và tìm hiểu nội dung trong SGK và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.

+ GV: Gọi một số HS nhắc lại các câu trả lời trên.

+ GV: Hướng dẫn các thao tác cho HS quan sát.

+ GV: Yêu cầu HS thao tác thực hiện thao tác GV đã hướng dẫn.

+ GV: Hướng dẫn HS lấy thêm các mẫu có trên Internet từ các địa chỉ do GV cung cấp.

+ GV: Gọi một số HS lên thực hiện thao tác các bạn khác quan sát và nhận xét thao tác của bạn mình.

+ GV: Củng cố các thao tác cho HS.

+ HS: Quan sát các mẫu và cho nhận xét về nội dung.

+ HS: Nhận xét theo cảm nhận.

+ HS: Đọc và nghiên cứu SGK/92 – 93.

+ HS: Ngoài các mẫu bố trí nội dung trên trang chiếu, phần mềm còn cung cấp mẫu bài trình chiếu.

+ HS: Gồm có hình ảnh nền, phông chữ, cỡ chữ, màu chữ được thiết kế sẵn.

+ HS: Liên hệ kiến thức cũ và bài vừa học chỉ ra điểm khác nhau.

+ HS: Nháy nút Design trên thanh công cụ.

+ HS: Ta thực hiện:

1. Nháy nút mũi tên bên phải mẫu.

2. Nháy Apply to Selected Slides để áp dụng mẫu cho các trang chiếu đã chọn hoặc Apply to All Slides để áp dụng cho mọi trang chiếu.

+ HS: Tập trung chú ý quan sát, ghi nhớ các thao tác thực hiện.

+ HS: Tự thực hiện theo cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV.

+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Một số em lên bảng thực hiện các thao tác theo yếu cầu. Các bạn khác nhận xét bỗ xung.

+ HS: Tự rèn luyện các thao tác.

3. Sử dụng mẫu bài trình chiếu.

- Nháy nút Design để xuất hiện các mẫu bài trình chiếu ở ngăn bên phải cửa sổ.

- Để áp dụng mẫu bài trình chiếu có sẵn cho một hoặc nhiều trang chiếu, ta thực hiện:

1. Nháy nút mũi tên bên phải mẫu.

2. Nháy Apply to Selected Slides để áp dụng mẫu cho các trang chiếu đã chọn hoặc Apply to All Slides để áp dụng cho mọi trang chiếu.

Hoạt động 2: (15’) Các bước tạo bài trình chiếu.

+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK/93–94.

+ GV: Việc tạo bài trình chiếu gồm mấy bước thực hiện chủ yếu.

+ GV: Hướng dẫn thao tác thực hiện từng bước theo thứ tự.

1. Chuẩn bị nội dung cho bài trình chiếu.

+ GV: Nội dung của bài trình chiếu bao gồm những gì?

+ GV: Nội dung trên trang chiếu có vai trò như thế nào?

2. Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.

3. Nhập và định dạng nội dung văn bản.

4. Thêm các hình ảnh minh họa.

5. Tạo các hiệu ứng động.

6. Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.

+ GV: Lưu ý: Tùy theo yêu cầu có thể bỏ qua hoặc kết hợp một số bước trong các bước nói trên.

+ GV: Cho HS thực hiện các nội dung đã học trên.

+ GV: Quan sát sửa sai cho các em.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài, hướng dẫn các em có nội dung học.

+ HS: Đọc SGK/93–94.

+ HS: Việc tạo bài trình chiếu gồm 6 bước thực hiện.

+ HS: Chú ý lăng nghe quan sát → ghi nhớ kiến thức.

+ HS: Là công việc quan trọng nhất khi xây dựng bài trình chiếu.

+ HS: Nội dung dạng văn bản và các hình ảnh minh họa, biểu đồ,...

+ HS: Có vai trò như dàn ý của một bài văn.

+ HS: Màu nền ngầm định của các trang chiếu là màu trắng.

+ HS: Màu chữ ngầm định là màu đen.

+ HS: Còn có thể chèn thêm tệp âm thanh.

+ HS: Có thể tạo hiệu ứng chuyển động của các đối tượng.

+ HS: Trình chiếu để kiểm tra kết quả, thứ tự cũng như cách trình bày các phần nội dung.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện theo yêu cầu.

+ HS: Rèn luyện thao tác theo các nội dung đã học.

+ HS: Thực hiện theo hướng dẫn.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe → ghi nhớ kiến thức.

4. Các bước tạo bài trình chiếu.

- Việc tạo bài trình chiếu bao gồm nhiều bước và thường được thực hiện theo thứ tự:

1. Chuẩn bị nội dung cho bài trình chiếu.

2. Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.

3. Nhập và định dạng nội dung văn bản.

4. Thêm các hình ảnh minh họa.

5. Tạo các hiệu ứng động.

6. Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.

4. Củng cố: (4’)

  • Củng cố các thao tác sử dụng mẫu bài trình chiếu.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại các bước thực hiện trong bài, chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

..............................................................................................................................................................

Đánh giá bài viết
1 446
Sắp xếp theo

Giáo án tin học 9

Xem thêm