Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 3

Giáo án trải nghiệm sáng tạo lớp 2

Giáo án trải nghiệm sáng tạo lớp 2 chủ đề 3 được biên soạn chi tiết chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình mới của Bộ giáo dục của bộ môn hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các thầy cô giảng dạy trên lớp đạt kết quả cao. Sau đây mời các thầy cô cùng tham khảo giảng dạy.

Tháng thứ 3

CHỦ ĐỀ 3. ĐÔI BÀN TAY KHÉO LÉO

Mục tiêu:

Sau chủ đề này, HS:

Làm được ít nhất một sản phẩm thể hiện được sự khéo léo và sáng tạo của mình.

- Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè về sản phẩm của mình.

- Trân trọng sản phẩm mình làm ra và yêu đôi bàn tay của mình.

Tuần 9

TIẾT 1

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ

Chuẩn bị:

- GV: Giấy bìa màu, giấy trắng, hồ dán / băng dính, kéo...

- HS: Một số sản phẩm đã làm được, giấy màu, keo,kéo, hồ dán,..

Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề

1. GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát.

2. Tổ chức thi nói nhanh: Em thích làm sản phẩm gì?

- Đề nghị cả lớp suy nghĩ ít nhất một sản phẩm mà mình thích nhất: ví dụ, em thích vẽ tranh, nặn củ quả bằng đất sét, làm thiếp chúc mừng,..

- Khi HS đã nghĩ xong, GV đề nghị các em nêu sản phẩm mình thích làm.

- GV hỏi: Các em có làm qua những sản phẩm nào trong giờ thủ công và mĩ thuật hoặc các môn khác không nào?

3. GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này chúng ta sẽ thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay làm ra những sản phẩm mình thích. Sau đó cùng tổ chức buổi triển lãm về sản phẩm và giới thiệu cho mọi người cùng biết.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1. Nhớ lại những sản phẩm em đã làm

1. GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm việc 1 của nhiệm vụ 1 (trang 24 – 25, SHS).

2. Yêu cầu từng HS đọc thầm việc 2 của nhiệm vụ 1 (trang 25, SHS).

3. GV yêu cầu tất cả HS để sản phẩm mình đã từng làm trên bàn.

4. GV đề nghị HS đánh dấu X vào cạnh những sản phẩm mình đã làm qua trong việc 1. Hoặc ghi rõ vào ô sản phẩm khác do em tự làm nhưng khôn có ảnh trong sách.

5. Yêu cầu HD đánh dấu X vào mức độ cảm xúc thể hiện cảm xúc của em khi làm được những sản phẩm đó. Vì sao em lại có cảm xúc đó?

Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay

1. Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm nhiệm vụ 2 của chủ đề (trang 26, SHS).

- GV làm mẫu 1 sản phẩm cho cả lớp quan sát. Giới thiệu và hướng dẫn các em quan sát thêm một số sản phẩm trong sách để các em tham khảo.

2. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, chia sẻ trong nhóm về dự định làm sản phẩm của mình. Lên ý tưởng và viết ý tưởng vào “Tôi sẽ làm:”

3. Lựa chọ vật liệu để làm ản phẩm

+ Em dự định vật liệu gì để làm sản phẩm ? Hãy đánh dấu X vào vật liệu đó, nếu không có em ghi vật liệu vào mục “Loại khác:”

+ Em sẽ làm sản phẩm theo cách nào?

4. Yêu cầu HS lập danh sách các vật liệu cần chuẩn bị để làm sản phẩm.

+ Em có thể nhờ người thân giúp những gì khi thực hiện làm sản phẩm?

+ Em dự định làm sản phẩm để làm gì?

5. Đề nghị HS ghi nhớ các việc mình đã dự định để làm sản phẩm và hoàn thành trong 1 tuần. GV khuyến khích HS có thể làm nhiều sản phẩm theo những cách khác nhau, tận dụng những vật liệu có sẵn trong gia đình

Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối

1. GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

– Chọn ít nhất một sản phẩm để làm.

– Làm sản phẩm.

2. Dặn HS về nhà:

– Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết hoạt động.

– Luôn thể hiện tính cẩn thận và sự khéo léo khi làm sản phẩm.

– Đọc hướng dẫn của Nhiệm vụ 3, (trang 28-29, SHS) và chuẩn bị bài giới thiệu về sản phẩm của em.

Tuần 10,11

TIẾT 2, 3

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ

A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Bàn tay khéo léo”

1. GV đưa một ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay khéo léo nè” (2 lần) và giơ 1 ngón tay lên lắc qua lại. “Một ngón tay khéo léo cũng làm ta vui rồi”. Tiếp tục hát đến hết các ngón tay, 2 ngón khéo léo thì lắc lư hai ngón tay và tương tự. Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

3. GV cho cả lớp chơi.

4. Trao đổi với cả lớp:

+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?

+ Em có phải là người có đôi bàn tay khéo léo không?

+ Em có muốn trở thành người khéo léo không?

B. KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Hoạt động 2. Quan sát tranh về những sản phẩm đẹp, khéo léo

1. GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát ảnh về ảnh các sản phẩm khéo léo của các bạn HS.

2. Trao đổi với HS:

– Em thấy các bạn làm sản phẩm có đẹp không?

– Các em có làm được sản phẩm chưa?

Hoạt động 3. Triển lãm anbum của tôi

1. Thảo luận về các yêu cầu đối với hoạt động triển lãm:

- GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời 2 câu hỏi:

+ Theo các em, khu trưng bày triển lãm cần sắp đặt như thế nào là tốt nhất?

+ Bài giới thiệu về sản phẩm như thế nào là bài giới thiệu tốt?

- GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận.

- GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu:

+ Đối với gian triển lãm: Ngăn nắp, gọn gàng; Bài trí có tính thẩm mỹ, đẹp mắt, dễ quan sát

+ Đối với bài giới thiệu: Nói to, rõ ràng, lưu loát; Lời giới thiệu thú vị; Gương mặt biểu cảm khi nói.

2. GV đề nghị các nhóm sắp xếp trưng bày sản phẩm tại vị trí của tổ mình.

3. GV yêu cầu HS giới thiệu về sản phẩm trong nhóm. Các em có thể giới thiệu quá trình thực hiện sản phẩm.

4. GV yêu cầu HS thực hiện việc 2. Em đã giới thiệu sản hẩm với người thân và xin ý kiến nhận xét của từng người chưa?

5. GV tổ chức cho HS thăm quan triển lãm. Đề nghị HS đi theo nhóm, không dồn quá nhiều nhóm vào 1 vị trí thăm quan mà dải đều cả lớp. Khi đến thăm quan nhóm nào thì cần có sự quan sát, trao đổi, hỏi các bạn về điều mình thích thú. Mỗi nhóm cử 1 bạn trực để trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi đến thăm.

6. GV mời một số bạn lên giới thiệu sản phẩm của mình trước cả lớp (nên ưu tiên những bạn còn nhút nhát hoặc kĩ năng còn yếu).

C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO

Hoạt động 4: Ứng xử trong cuộc sống

1. Trao tặng sản phẩm cho bạn bè người thân để thể hiện sự yêu mến với họ.

2. Thể hiện sự vui vẻ trong cuộc sống hằng ngày:

GV cho chọn một bạn lên trước lớp và nói lời trao tặng sản phẩm. Ví dụ: Mình tặng bạn con hạt bằng giấy chúc bạn luôn vui vẻ, mình mãi là bạn tốt nhé!

- GV nhận xét tuyên dương tin thần của HS.

3. GV nêu tình huống và yêu cầu HS thảo luận nhóm: Hôm nay, trong lớp có giờ thủ công, cô giáo yêu cầu cả lớp về nhà làm tiếp máy bay đuôi rời. Bạn Nam về nhà làm đựơc một lúc, cảm thấy khó và chán nên bỏ đi xem tivi. Theo em, bạn Nam làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu em là Nam, em sẽ làm gì?

Tuần 12

TIẾT 4

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN

Hoạt động 1: Tự đánh giá

1. GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong SHS của chủ đề sau đó bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ.

2. Đối với nhiệm vụ 4, yêu cầu HS suy nghĩ và nói những thuận lợi khó khăn khi làm sản phẩm. Em làm gì để vượt qua khó khăn đó

3. Đánh dấu X vào ý kiến của em trong việc 3.

3. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.

Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm

1. GV có thể cho HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:

Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm:

- Em thích gì nhất điểm gì ở sản phẩm của bạn?

- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?

- Em thấy bạn có phải là người kiên trì và khéo léo không?
GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.

2. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua.

3. GV động viên khuyến khích HS.

Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp

1. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: tính kiên trì, sự khéo léo của bản thân và tính sáng tạo, cẩn thận khi làm sản phẩm.

2. Vẽ bậc thang mức độ

Bậc 1: Em chưa khéo léo/ chưa sáng tạo

Bậc 2: Em chưa kiên trì/ còn chưa sáng tạo

Bậc 3: Em lúc kiên trì, lúc không

Bậc 4: Em khá kéo léo/ cố gắng cẩn thận

Bậc 5: Em luôn kiên trì hoặc sáng tạo, cẩn thận.

3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình

4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà các em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị)

Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện

1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm.

– Em sẽ làm gì để rèn sự khéo léo, tính kiên nhẫn và phát huy sáng tạo?

+ Cố gắng hoàn thành sản phẩm,không bỏ dỡ.

+ Luôn học hỏi bạn bè tìm sáng tạo, không tỏ thái độ mệt mỏi khi làm sản phẩm.

+ Phải biết trân trọng sản phẩm.

2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trải nghiệm sáng tạo lớp 2

    Xem thêm